Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Người lớn và trẻ em:Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch,thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên (chứa đầy máu).
Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.
Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:
Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ),trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm
Người lớn: không cần huẩn bị gì đặc biệt Nhũ nhi và trẻ em:
Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):
· Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ lúc sinh đến 1 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 1 đến 3 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 12 đến 18 tuổi).
Xét nghiệm có gây đau không?
Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.
Tại sao phải làm xét nghiệm này ?
Xét nghiệm TSH được xem như là xét nghiệm để tầm soát những bất thường của chức năng tuyến giáp.
TRH là một loại hormone được sản xuất từ vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên phóng thích TSH. Đến lượt mình, TSH kích thích tuyến giáp sản xuất ra hormone tuyến giáp T3 và T4. Những hormone này (T3, T4) ức chế ngược lại vùng dưới đồi và tuyến yên giúp điều hoà sự phóng thích cả TSH lẫn TRH.
Trong một số bệnh, con đường điều hoà này bị ảnh hưởng, gây ra sự sản xuất hormone tuyến giáp bị thiếu hay sản xuất quá mức. Khi trên lâm sàng các bác sĩ nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến giáp, thì việc định lượng TSH trong máu là xét nghiệm được làm đầu tiên.
Các yếu tố nguy cơ
· chảy máu quá nhiều
· choáng hoặc cảm giác chóng mặt
· hematôm (khối máu tụ dưới da)
· nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)
· có thể phải đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch.
Những điều cần lưu ý
Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng TSH bao gồm: thuốc kháng giáp, lithium, iode kali, amiodarone, dopamine và prednisone.
Các mạch máu có thể khác nhau về kích thước giữa bệnh nhân này với người khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trên cùng một người. Do đó, việc lấy máu trên một số người có thể gặp nhiều khó khăn hơn những người khác.
Những giá trị bình thường
Tsh : 0.2 đến 4.7 mcU/ml
Giá trị bình thường thay đổi tuỳ theo phòng xét nghiệm.
Các kết quả bất thường.
TSH tăng cao hơn mức bình thường có thể gặp trong:
· nhược giáp bẩm sinh( nguyên phát)
· nhược giáp thứ phát
· cường giáp lệ thuộc TSH
· kháng hormone tuyến giáp
TSH thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:
· cường giáp
· thiếu TSH