Ăn bốc như người Ấn Độ có giúp bạn khỏe hơn?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@photoripey?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ibrahim Rifath</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Ăn bốc như người Ấn Độ có giúp bạn khỏe hơn?

Nhiều người cho rằng thói quen ăn bốc không đảm bảo vệ sinh, thật ra đây lại là cách giúp bạn có cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và phòng bệnh tiểu đường. Hãy thử học hỏi phong tục thú vị này của người Ấn Độ để cải thiện sức khỏe nhé!

Cách ăn uống bằng muỗng đũa kèm theo nhiều quy tắc ăn uống phức tạp như không được cắm đũa lên chén cơm hay không được dùng muỗng của mình múc thức ăn chung. Trong khi đó, phong tục ăn bốc sẽ giúp giảm bớt sự trang trọng của bữa ăn và giúp bạn ăn uống thoải mái hơn. Ngoài ra, thói quen ăn bằng tay còn có một số lợi ích khác nữa đấy.

1. Ăn bốc giúp tận dụng được các giác quan

Ăn uống là một quá trình thưởng thức món ăn bằng tất cả các giác quan từ thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác đến cả xúc giác. Thế nhưng, việc ăn uống bằng muỗng nĩa sẽ khiến bạn khó tận dụng được xúc giác để thưởng thức món ăn. Trong khi đó, thói quen ăn bốc giúp bạn có thêm kết nối xúc giác với thức ăn cũng như cơ thể và tâm hồn.

Các giác quan trên cơ thể sẽ nhạy bén hơn khi bạn ăn bốc, từ đó giúp bạn cảm nhận được trọn vẹn hương vị và kết cấu của thức ăn.

Ngoài 5 giác quan, cách ăn bốc còn kích thích được 5 yếu tố quan trọng. Theo nền y học Ayurveda của Ấn, mỗi ngón tay đại diện cho một yếu tố trong vũ trụ:

  • Ngón cái là không gian.
  • Ngón trỏ là không khí.
  • Ngón giữa là lửa.
  • Ngón đeo nhẫn là nước.
  • Ngón út là đất.

Khi bạn ăn bốc, người Ấn Độ cho rằng 5 yếu tố này sẽ được kích thích và tăng cường năng lượng cho thực phẩm bạn sắp ăn. Bạn sẽ có thể giữ được sự cân bằng giữa các yếu tố và duy trì cuộc sống khỏe mạnh.

2. Ăn bốc giúp cảm nhận thực phẩm tốt hơn

Khi ăn bằng thìa hoặc đũa, tâm trí bạn không thể cảm nhận được nhiệt độ hoặc kết cấu của thực phẩm. Khi không cảm nhận được thức ăn đang nóng hay lạnh, mềm hay cứng, bạn sẽ dễ nuốt phải thức ăn quá nóng gây bỏng lưỡi hay cắn phải đồ ăn quá cứng gây các bệnh về răng miệng.

Khi ăn bốc, các đầu dây thần kinh trên ngón tay sẽ cảm nhận được nhiệt độ và kết cấu của thực phẩm. Bạn sẽ tránh ăn phải thức ăn quá nóng hay quá cứng.

3. Ăn bốc giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa

Trên lòng bàn tay và ngón tay cũng có những loại vi khuẩn có lợi bảo vệ bạn khỏi những vi khuẩn có hại trong môi trường. Khi bạn ăn bằng thìa và nĩa, những vi khuẩn này không có cơ hội đi vào hệ tiêu hóa. Khi bạn ăn bốc, vi khuẩn tốt trên tay có thể đi vào miệng và đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Cách ăn bốc giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn có hại trong ruột.

Hơn nữa, khi bạn chạm tay vào thức ăn thì một tín hiệu sẽ được gửi đến não để giải phóng enzyme tiêu hóa. Não sẽ sắp xếp để quá trình trao đổi chất hoạt động sao cho phù hợp với thực phẩm bạn đang ăn. Nhờ đó, bạn sẽ có thể tiêu hóa tốt hơn và cải thiện sức khỏe.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi sử dụng đũa hay thìa, bạn ăn dễ dàng và nhanh hơn nên có thể làm mất cân bằng lượng đường trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu năm 2012 công bố bởi Hiệp hội Nội tiết châu Âu cho rằng những người ăn nhanh có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm. Thói quen ăn chậm cũng giúp bạn tiêu hóa tốt hơn và dạ dày có thời gian nhận ra bạn đã no, từ đó ngăn bạn ăn quá nhiều.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường bằng cách ăn bốc, bạn sẽ cho ít thức ăn vào miệng hơn và ăn chậm hơn.

5. Bạn giảm nguy cơ bị tăng cân

Thói quen ăn bằng muỗng đũa là một quy trình máy móc nên bạn sẽ không chú ý nhiều đến lượng thực phẩm mình đang ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm những việc khác trong khi ăn như xem tivi, kiểm tra điện thoại hoặc đọc báo. Sự mất tập trung khi ăn uống này có thể khiến bạn ăn nhiều hơn mà không biết.

Một nghiên cứu năm 2008 công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cũng đã chỉ ra rằng ăn quá no và ăn nhanh sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.

Bạn sẽ nhận thức rõ hơn về lượng thức ăn và khó làm việc khác khi đang ăn bốc. Điều này làm giảm nguy cơ ăn uống vô độ, chính là một nguyên nhân dẫn đến tăng cân.

6. Ăn bốc giúp bạn đảm bảo vệ sinh hơn

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng ăn bốc không hợp vệ sinh nhưng thực tế cách ăn này lại khá sạch sẽ. Đó là bởi vì khi ăn bốc, bạn sẽ có ý thức luôn rửa tay trước bữa ăn và giữ tay mình sạch sẽ. Ngược lại, bạn dễ chủ quan và không làm sạch tay đúng cách khi dùng thìa, đĩa và các dụng cụ ăn uống khác.

Bạn dùng xà phòng để rửa ngón tay, móng tay, lòng bàn tay và các kẽ ngón tay. Sau đó, bạn cần lau tay băng khăn sạch rồi mới sẵn sàng dùng bữa nhé.

7. Ăn bốc giúp bạn luyện tập cơ tay

Thói quen ăn bốc cũng là một hình thức vận động các cơ tay nhẹ nhàng giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu. Bạn sẽ có thể tranh thủ luyện tập ngay khi ăn mà không cần lo lắng mình tập thể dục không đủ nữa.

Nếu bạn muốn ăn bốc, hãy thử áp dụng các lời khuyên sau đây của người Ấn Độ:

– Rửa tay sạch trước và sau khi ăn.

– Cắn những miếng nhỏ để thức ăn không bị vương vãi ra bàn.

– Tập tư thế ngồi đúng và không đặt khuỷu tay lên bàn khi ăn.

– Cắt đồ ăn thành những miếng kích cỡ vừa phải để có thể cầm dễ dàng bằng tay.

Phong tục ăn bốc không những vệ sinh mà còn mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp bạn tận hưởng món ăn. Nếu muốn ăn bốc, bạn nên lựa chọn các món ăn khô như bánh mì, thịt gà luộc, cơm nắm… Đây là trải nghiệm ăn uống độc đáo của người Ấn Độ mà bạn nên thử để cảm thấy ngon miệng hơn!

Như Vũ

Có thể bạn quan tâm

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp
Photo by <a href='https://unsplash.com/@dmtors?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Derek Torsani</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tuser08?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Arifur Rahman</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ellaolsson?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ella Olsson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@7bbbailey?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Barth Bailey</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu
Photo by <a href='https://unsplash.com/@austinchan?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Austin Chan</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu