Để tìm hiểu ăn chua có tốt không, bạn cần biết rõ hơn về 8 tác hại khi ăn đồ chua quá nhiều để điều chỉnh sở thích, bảo vệ sức khỏe.
1. Ăn chua dễ làm hư hại men răng
Axit trong đồ ăn chua khi tiếp xúc với răng thường xuyên sẽ làm mất đi lớp bảo vệ răng, gây ra tình trạng ố vàng răng, bào mòn men răng và sâu răng.
2. Dễ làm tăng nguy cơ ung thư
Ăn chua nhiều có tốt không? Nếu bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm muối chua lên men hoặc những loại trái cây ngâm đã chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
• Thực phẩm muối chua lên men: Thành phần muối trong các loại thực phẩm muối chua lên men như cà, củ kiệu, dưa chua muối… dễ bị khử thành nitrat khi không được làm sạch cẩn thận trong quá trình chế biến. Nitrat tác dụng với một số axit amin trong dạ dày tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư.
Ngoài ra, bạn ăn thực phẩm nhiều muối trong thời gian dài sẽ bị cao huyết áp, mắc các bệnh lý về thận, tim hoặc ung thư dạ dày.
• Quả chua ngâm: Nếu bạn ăn quả bị lên men mốc do để lâu, độc tố aflatoxin từ nấm mốc đi vào cơ thể có thể gây ung thư.
3. Ăn chua nhiều làm hệ miễn dịch suy yếu
Khi cơ thể của bạn có nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm quá cao, hệ thống miễn dịch của bạn không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng có thể là cảm lạnh và cảm cúm, viêm màng não, nhiễm trùng da, viêm dạ dày…
4. Ăn chua nhiều làm tăng rủi ro mắc bệnh nguy hiểm
Ăn chua nhiều có tốt không? Khi ăn quá nhiều đồ chua, nồng độ axit trong cơ thể sẽ tăng cao quá mức và dễ khiến bạn gặp một số vấn đề nguy hiểm như bệnh tiểu đường loại 2, suy thận, sỏi thận, ung thư…
5. Ăn chua làm tăng nguy cơ loãng xương
Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ axit cao trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn bị loãng xương.
6. Bạn dễ bị đau dạ dày khi ăn đồ chua
Ăn chua có tác dụng gì? Về mặt tích cực, đồ ăn chua thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Song nếu ban ăn quá nhiều đồ chua sẽ kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thậm chí làm các vết viêm loét bị tổn thương nặng hơn, dễ dẫn tới nhiễm trùng và gây ra các cơn đau dạ dày.
Khi bạn bị đau dạ dày, chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng kém đi làm dịch vị và axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, gây trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ khiến bạn thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…
7. Ăn chua giảm cân dễ gây thiếu máu
Nhiều chị em phụ nữ vì muốn ăn chua giảm cân nên trong khẩu phần ăn uống hàng ngày chỉ tập trung vào những đồ ăn chua. Điều này sẽ gây mất cân bằng khiến cơ thể không đủ những nguyên liệu cấu tạo nên huyết tương và các huyết cầu, gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bạn chỉ ăn chua thì cũng dễ bị thiếu chất, gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
8. Gây ảnh hưởng cho người bị thận
Quả chua rất giàu axit. Ví dụ, 100g khế chứa từ 800-1.250mg axit hữu cơ, trong đó 300-500mg là axit oxalic. Người bị bệnh thận khi ăn khế chua hoặc uống nước ép khế có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Thức ăn có vị chua khi được dùng ở một mức vừa phải sẽ mang đến cho bạn một số lợi ích nhất định như cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích vị giác và hệ tiêu hóa… Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn điều độ, tránh ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng sức khỏe.
Để trả lời câu hỏi: “ăn nhiều chua có tốt không?”, bạn cần nên biết đến lợi ích cũng như tác hại của gia vị này khi dùng sai cách. Hãy sử dụng vị chua trong chế độ ăn một cách thông minh, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên đấy!