Béo phì, không tích cực hoạt động thể chất và chất lượng dinh dưỡng kém đều là những yếu tố nguy cơ cho một số bệnh ác tính1-3. Ước tính có khoảng 18% trường hợp ung thư mỗi năm ở Hoa Kỳ là do tình trạng kém dinh dưỡng, không tích cực hoạt động thể chất và/hoặc béo phì. Bằng chứng từ các nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố kể trên cũng góp phần làm xấu đi kết cục lâm sàng ở bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt4-7.
Có rất ít thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành kiểm tra tác động của việc giảm cân, tăng vận động hoặc thay đổi chế độ ăn trong quá trình điều trị ung thư đến kết cục tử vong trên lâm sàng, nhưng có nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên đã cho thấy thay đổi lối sống có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, tác động phụ sau khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư.
Bài viết tóm lược các khuyến cáo được đưa ra vào tháng 05 năm 2022 của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (America Society of Clinical Oncology – ASCO) về vấn đề chế độ ăn, tập thể dục và kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân đang được điều trị ung thư.
Các khuyến cáo
Câu hỏi lâm sàng 1: Liệu hoạt động thể chất trong quá trình điều trị ung thư có cải thiện kết cục lâm sàng như chất lượng cuộc sống, giảm độc tính của thuốc điều trị hoặc hỗ trợ kiểm soát ung thư?
Khuyến cáo 1.1: Bác sĩ điều trị bệnh nhân ung thư nên khuyến cáo các bài tập như aerobic hay tập thể dục đối kháng cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư để làm giảm bớt các tác động bất lợi của các biện pháp điều trị ung thư.
Hoạt động thể chất trong quá trình điều trị giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, bảo tồn sức khỏe tim mạch-hô hấp, chức năng và sức bền thể chất. Đối với một số bệnh nhân còn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm lo âu, trầm cảm. Ngoài ra hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ các biến cố có hại. Bằng chứng hiện có là chưa đủ để đưa ra khuyến cáo về hoạt động thể chất trong quá trình điều trị để cải thiện kết cục điều trị ung thư (tái mắc hoặc sống sót) hoặc tỷ lệ hoàn thành trị liệu.
Khuyến cáo 1.2: Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân ung thư nên khuyến cáo bệnh nhân tập thể dục tiền phẫu nếu bệnh nhân được phẫu thuật để điều trị ung thư phổi, điều này giúp giảm thời gian nằm viện và các biến chứng hậu phẫu8.
Câu hỏi lâm sàng 2: Liệu một số loại thức ăn cụ thể có thể cải thiện kết cục điều trị ung thư (cải thiện chất lượng cuộc sống, độc tính trị liệu hoặc kiểm soát ung thư)?
Khuyến cáo 2.1: Bằng chứng hiện có là chưa đủ để đưa ra khuyến cáo cho chế độ ăn như ketogenic, low-carbohydrate, low-fat, thực phẩm chức năng hoặc nhịp ăn để cải thiện kết cục lâm sàng liên quan đến chất lượng cuộc sống, độc tính của trị liệu hoặc kiểm soát ung thư.
Khuyến cáo 2.2: Chế độ ăn neutropenic (đặc biệt là chế độ ăn không chứa hoa quả và rau củ tươi) không được khuyến cáo cho bệnh nhân ung thư để phòng ngừa nhiễm trùng trong quá trình điều trị8.
Câu hỏi lâm sàng 3: Các biện pháp can thiệp để hỗ trợ giảm cân hoặc tránh tăng cân trong quá trình điều trijung thư có an toàn và cải thiện kết cục lâm sàng như chất lượng cuộc sống, độc tính của trị liệu hoặc kiểm soát ung thư?
Khuyến cáo 3: Bằng chứng hiện có là chưa đủ để khuyến cáo giảm cân hoặc phòng ngừa tăng cân trong quá trình điều trị ung thư nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm độc tính trị liệu và cải thiện kết cục kiểm soát ung thư8.
Một số điểm cân cân nhắc
Tập thể dục ở bệnh nhân ung thư tiến triển
Các nghiên cứu đánh giá tính khả thi, tính an toàn và lợi ích của tập thể dục ở bệnh nhân ung thư tiến triển vẫn còn rất hạn chế. Một số tổng quan hệ thống về chủ đề này vẫn không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng (kết quả vô nghĩa hoặc cho thấy lợi ích không đáng kể của tập thể dục) đối với việc cải thiện chất lượng cuộc sống và chức năng vật lý9-13. Năm 2021, một tổng quan hệ thống đánh giá tính an toàn và lợi ích của tập thể dục ở bệnh nhân ung thư xương di căn12,14. Một số nghiên cứu cho thấy lợi ích trên các kết cục như chức năng vật lý. Các biến cố có hại cũng hiến khi xảy ra. Phân tích gộp khác tiến hành trên bệnh nhân ung thư phổi tiến triển cho thấy có sự cải thiện trong bài test đi bộ 6 phút (6 minute walk test – 6MWT) và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân có hoạt động thể chất11. Kết quả đánh giá khó thở, chức năng vật lý liên quan đến chất lượng cuộc sống và mệt mỏi khác biệt không ý nghĩa. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác tiến hành đánh giá tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư tiến triển, không có nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng nào cho thấy tác động có ý nghĩa của tập thể dục đối với việc cải thiện tỷ lệ sống sót 8, 15.
Bàn luận
Hướng dẫn này là một bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Mặc dù chưa có đầy đủ bằng chứng về chế độ ăn và kiểm soát cân nặng nên vẫn chưa có nhiều khuyến cáo được đưa ra, ASCO vẫn đưa ra một số khuyến cáo về vấn đề tập thể dục ở bệnh nhân ung thư.
Giao tiếp giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo các khuyến cáo trong hướng dẫn được thực hiện. Một số bệnh nhân có thể không được nhận thức về tác động của tập thể dục trogn quá trình điều trị đối với kết cục lâm sàng. Bác sĩ nên tư vấn cho bệnh nhân mức độ quan trọng của việc tập thể dục để hỗ trợ bệnh nhân xây dựng lối sống lành mạnh trong quá trình điều trị, không những vậy, điều này còn tiếp thêm động lực tinh thần cho bệnh nhân.
Tài liệu tham khảo
- Calle EE, Rodriguez C, Walker-Thurmond K, et al: Overweight, obesity, and mortality from cancer in a prospectively studied cohort of U.S. adults. N Engl J Med 348:1625-1638, 2003
- Dobbins M, Decorby K, Choi BC: The association between obesity and cancer risk: A meta-analysis of observational studies from 1985 to 2011. ISRN Prev Med 2013:680536, 2013
- World Cancer Research Fund/American Institute for Cancer Research: Diet, nutrition, physical activity and cancer: A global perspective. dietandcancerreport.org, Continuous Update Project Report 2018
- Chan DSM, Vieira AR, Aune D, et al: Body mass index and survival in women with breast cancer-systematic literature review and meta-analysis of 82 follow-up studies. Ann Oncol 25:1901-1914, 2014
- Castillo JJ, Reagan JL, Ingham RR, et al: Obesity but not overweight increases the incidence and mortality of leukemia in adults: A meta-analysis of prospective cohort studies. Leuk Res 36:868-875, 2012
- Protani MM, Nagle CM, Webb PM: Obesity and ovarian cancer survival: A systematic review and meta-analysis. Cancer Prev Res (Phila) 5:901-910, 2012
- Friedenreich CM, Stone CR, Cheung WY, et al: Physical activity and mortality in cancer survivors: A systematic review and meta-analysis. JNCI Cancer Spectr 4:pkz080, 2020
- Jennifer A. Ligibel, Kari Bohlke, Anne M. May et al. Exercise, Diet, and Weight Management During Cancer Treatment: ASCO Guideline. Journal of Clinical Oncology. 2022. DOI: 10.1200/JCO.22.00687
- Heywood R, McCarthy AL, Skinner TL: Efficacy of exercise interventions in patients with advanced cancer: A systematic review. Arch Phys Med Rehabil 99: 2595-2620, 2018
- Nadler MB, Desnoyers A, Langelier DM, et al: The effect of exercise on quality of life, fatigue, physical function, and safety in advanced solid tumor cancers: A meta-analysis of randomized control trials. J Pain Symptom Manage 58:899-908.e7, 2019
- Peddle-McIntyre CJ, Singh F, Thomas R, et al: Exercise training for advanced lung cancer. Cochrane Database Syst Rev 2:CD012685, 2019
- Weller S, Hart NH, Bolam KA, et al: Exercise for individuals with bone metastases: A systematic review. Crit Rev Oncol Hematol 166:103433, 2021
- De Lazzari N, Niels T, Tewes M, et al: A systematic review of the safety, feasibility and benefits of exercise for patients with advanced cancer. Cancers (Basel) 13:4478, 2021
- Campbell KL, Cormie P, Weller S, et al: Exercise recommendation for people with bone metastases: Expert consensus for health care providers and exercise professionals. JCO Oncol Pract 10.1200/OP.21.00454 [epub ahead of print on January 6, 2022]
- Takemura N, Chan SL, Smith R, et al: The effects of physical activity on overall survival among advanced cancer patients: A systematic review and metaanalysis. BMC Cancer 21:242, 2021