10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè
Photo by Joanna Kosinska on Unsplash

10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

Còn gì tuyệt vời bằng được ăn uống ngoài trời và cùng gia đình hoặc bạn bè tham gia các hoạt động giải trí vào mùa hè năng động! Thế nhưng, bạn cần phải nhớ rằng ngộ độc thực phẩm chính là “sát thủ” phổ biến nhất trong mùa hè oi bức như thế này. Nó sẽ khiến bạn không còn được tận hưởng khoảng thời gian này một cách thoải mái nữa.

Trên thực tế, vi khuẩn sống trong thức ăn sinh trưởng nhanh hơn trong thời tiết nóng ẩm. Trong khi đó, đa phần các phòng bếp của chúng ta lại không được thiết kế để bảo quản một lượng lớn các thực phẩm. Ngoài ra, việc tổ chức tiệc ăn uống ngoài trời cũng gặp không ít khó khăn khi chúng ta không kịp trang bị tủ lạnh để bảo quản thực phẩm và nơi để rửa tay.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ em, người lớn tuổi và những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn hãy làm theo các bước bảo quản thực phẩm dưới đây:

1. Điều chỉnh lại nhiệt độ tủ lạnh

Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ tủ lạnh luôn ở mức dưới 5 độ C và khu vực đông đá luôn ở mức từ -15 độ C đến -18 độ C. Bạn cũng nên bảo đảm khu vực này luôn ở trong tình trạng được vệ sinh tốt. Nếu chưa muốn nấu ăn, hãy để món salad và các loại thịt trong ngăn mát hoặc ở những nơi dưới 5 độ C.

2. Nấu ăn nhanh

Nếu phải đông lạnh thực phẩm, hãy chế biến thức ăn càng sớm càng tốt ngay khi rã đông để tránh vi khuẩn phát triển.

3. Luôn làm nóng thực phẩm

Nếu bạn không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60 độ C hoặc hơn với món có thể làm nóng.

4. Đừng để thức ăn nguội lạnh

Đừng để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Hãy nhớ luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó bạn cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh.

5. Không để các loại thịt và hải sản sống đông lạnh lẫn lộn với các đồ dùng đã chế biến sẵn

Vi khuẩn từ các loại thịt sống sẽ lây lan sang các thực phẩm đã được nấu chín gây ra ngộ độc thực phẩm. Hãy tách riêng các loại thực phẩm chưa chế biến và đã chế biến trong những ngăn khác nhau. Tuyệt đối không để nước chảy ra từ thực phẩm sống dính vào thực phẩm khác.

Bạn cũng nên sử dụng thớt khác nhau (hoặc ít nhất phải rửa sạch nếu dùng chung) cho những thực phẩm còn sống hoặc đã chín. Cuối cùng, hãy nhớ luôn rửa tay thật kỹ mỗi khi chế biến đồ sống.

6. Rã đông thực phẩm hoàn toàn

Trừ khi bạn dùng các loại thực phẩm có thể nấu chín mà không cần rã đông, nếu không, bạn phải luôn rã đông thực phẩm hoàn toàn trước khi nấu.

7. Không cho quá nhiều đồ vào tủ lạnh

Bạn cần đảm bảo có không khí lưu thông bên trong tủ lạnh để quá trình làm mát được hiệu quả. Bạn có thể để nước ở các ngăn đá và dành các không gian làm mát cho các loại thực phẩm thông thường.

8. Bảo quản thức ăn thừa cẩn thận

Hãy nhớ bạn chỉ nên cất trữ đồ ăn thừa trong tủ lạnh từ 3 – 5 ngày. Nếu bạn chưa có ý định dùng chúng ngay, hãy đông lạnh chúng.

9. Nói không với các thực phẩm có vấn đề

Bạn không nên dùng các loại thực phẩm để ngoài tủ lạnh hơn 4 giờ, đặc biệt là các loại gia cầm, thịt, hải sản, cơm và mì ống đã chế biến sẵn.

10. Không chạm trực tiếp với thức ăn khi đang bệnh

Nếu bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng có kèm theo sốt, sốt, vàng da, hoặc bị các bệnh viêm da, bạn nên hạn chế xử lý trực tiếp thực phẩm và tốt nhất hãy đến bác sĩ nếu vẫn còn gặp các tình trạng sức khỏe trên.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.