"Giải oan" cho chất phụ gia trong thực phẩm
Photo by Jessica Ruscello on Unsplash

"Giải oan" cho chất phụ gia trong thực phẩm

Chất phụ gia trong thực phẩm nếu được sử dụng đúng cách để bảo quản thực phẩm có thể giúp thức ăn ngon ngay cả khi trái mùa. Tuy nhiên, rất nhiều người luôn cảnh giác với chất phụ gia và tin rằng chúng là những hóa chất độc hại cho sức khỏe. Trên thực tế, nỗi lo sợ trên khá vô lý và không có căn cứ.

Thông thường, nếu nghe tên của các chất phụ gia dưới dạng tên hóa học, bạn sẽ cảm thấy các chất này ít đáng sợ hơn là khi bạn biết được tên gọi hằng ngày của chúng. Ví dụ, muối là natri clorua, vitamin C là axit ascorbic và vitamin E là alpha-tocopherol. Thật ra, không phải chất phụ gia nào cũng có tên quen thuộc. Một điều khác, bạn hãy yên tâm rằng tất cả các loại thực phẩm cũng được tạo thành từ các chất hóa học giống như cơ thể của chúng ta vậy. Trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất sẽ giới hạn lượng chất phụ gia và chỉ thêm vào khi cần thiết để đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Mục đích của chất phụ gia

Chất phụ gia được sử dụng vì 5 mục đích quan trọng sau:

  • Làm chậm quá trình hư hỏng của thức ăn;
  • Cải thiện hoặc duy trì giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm;
  • Làm bánh mì và bánh nướng phồng lên khi chế biến;
  • Tăng cường hương vị, màu sắc và làm đẹp bề ngoài của thực phẩm;
  • Giữ nguyên hương vị và kết cấu của thực phẩm.

Các chất phụ gia được sử dụng rộng rãi nhất là muối, đường, siro ngô, vitamin C, vitamin E, butylated hydroxyanisole (BHA) và butylated hydroxytoluene (BHT). Những chất nêu trên có khả năng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm, khiến chất béo và dầu không bị ôi thiu cũng như ngăn chặn khả năng đổi màu và những thay đổi trong kết cấu của thực phẩm. Chất phụ gia còn được sử dụng trong những sản phẩm đóng gói. Vì vậy, bạn đừng qua lo lắng và căng thẳng khi biết được rằng thực phẩm mình sẽ dùng có chứa chất phụ gia.

Lợi ích của chất phụ gia

Chất phụ gia được sử dụng cho thực phẩm nhằm tăng cường hoặc cung cấp vitamin cho những loại thực phẩm đặc biệt có lợi. Việc cung cấp vitamin giúp giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết đã mất đi trong quá trình chế biến nguyên liệu thô, ví dụ như vitamin B trong bột mì và gạo trắng bị tách ra khi chúng được đem đi xay.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, một số loại thực phẩm có thể được tăng cường chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo người sử dụng hấp thụ đủ các loại chất này. Ví dụ, vitamin D được thêm vào sữa, vitamin A được thêm vào bơ thực vật, chất sắt và axit folic được thêm vào bột mì và ngũ cốc.

Chất phụ gia và chứng tăng động ở trẻ em

Việc chất phụ gia có phải là nguyên nhân gây nên chứng tăng động ở trẻ em hay không vẫn còn là một vấn đề chưa được sáng tỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng tăng động ở trẻ em được cải thiện một cách đáng kể khi bé có một chế độ ăn uống không kèm chất phụ gia, kể cả những loại có màu sắc, hương vị nhân tạo hoặc những loại trái cây và rau củ quả có chứa salicylat tự nhiên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy tình trạng tăng động ở một số trẻ lại được cải thiện khi cha mẹ chú ý và quan tâm đến bé nhiều hơn.

Nếu bạn tin rằng hành vi và chế độ ăn uống của con bạn có mối liên hệ với nhau, hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhi khoa. Các bác sĩ có thể sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm kiểm tra độ nhạy cảm của bé với một chất cụ thể, từ đó đề nghị bạn cắt giảm một số loại thực phẩm không phù hợp và thay thế bằng những nguồn thực phẩm khác.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.