4 giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Photo by Matt Alaniz on Unsplash

4 giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến hậu quả nặng nề nhất là tử vong. Thực hành đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là việc quan trọng để có những bữa ăn an toàn cho sức khỏe.

Tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm tươi sống hoặc đã chế biến được sạch sẽ, không bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, cũng như các hóa chất gây hại khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện sau 30 phút với mức độ từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện dễ nhận biết nhất bao gồm: khó tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, người mệt mỏi, không có sức lực. Khi tình trạng ngộ độc nghiêm trọng, độc tố từ vi khuẩn, virus có thể đe dọa tính mạng.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và người có hệ miễn dịch yếu gặp nhiều nguy hiểm nhất khi bị ngộ độc thực phẩm.

Nấu nướng với nhiệt độ cao có thể giết chết hầu hết vi khuẩn, nhưng không thể loại bỏ độc tố mà chúng đã tiết ra. Thực hành an toàn thực phẩm giúp tránh được một số vi khuẩn và kiểm soát một số vi khuẩn khác, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh lãng phí thực phẩm.

Các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm

Thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn ở bất kỳ giai đoạn nào: trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, giết mổ, phân phối qua tay người tiêu dùng, sơ chế, nấu nướng, bảo quản đồ ăn tươi sống và đồ ăn đã chế biến.

Thịt động vật: giết mổ không đảm bảo vệ sinh, các loại vi sinh vật lây nhiễm từ chất thải trong ruột sang thịt.

Rau củ quả: nước tưới bị nhiễm vi khuẩn từ lòng đất hoặc từ chất thải động vật và con người.

Cá và các loài hải sản: thức ăn của chúng là các sinh vật phù du bị nhiễm khuẩn

Sữa và các sản phẩm từ sữa: khâu vắt sữa không đảm bảo vệ sinh hoặc sữa sau khi vắt không được xử lý đúng cách.

Thực phẩm có thể lây nhiễm vi khuẩn cho nhau khi được để chung, hoặc gián tiếp qua tay người và các dụng cụ dùng trong chế biến.

Bảo quản thực phẩm tươi sống hoặc đã chế biến sai cách, khiến các loại vi khuẩn thông thường sinh sôi quá mức, trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe.

4 bước đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Giữ vệ sinh bàn tay khi tiếp xúc với thực phẩm

2. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến

3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu lưu trữ

4. Giữ vệ sinh nhà bếp để đảm bảo an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ mang đến gia đình bạn những bữa ăn an lành mà còn bảo toàn dưỡng chất của từng loại thực phẩm, giúp cơ thể tăng cơ hội hấp thu để khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.