Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào?
Người lớn và trẻ em:
Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch, thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.
Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:
Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ), trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.
Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm
Nhũ nhi và trẻ em:
Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):
· Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ lúc sinh đến 1 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 1 đến 3 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)
· Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ thuật(từ 12 đến 18 tuổi)
Xét nghiệm này có đau không?
Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.
Tại sao phải làm xét nghiệm này?
Thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ có thiếu sắt.
Khoảng 65% lượng sắt trong cơ thể là nằm trong hemoglobin ( trong tế bào hồng cầu) và khoảng 4% nằm trong myoglobin ( trong cơ vân). Khoảng 30% sắt trong cơ thể được dự trữ (dưới dạng ferritin hay hemosiderin) trong gan, tuỷ xương, và mạng lưới nội mô của tế bào lách. Một lượng nhỏ sắt trong cơ thể được chuyên chở trong nhiều thành phần khác của cơ thể ( kết hợp với transferrin) hay trong các thành phần enzyme của tế bào trong cơ thể. Sắt tự do thì tham gia rất nhiều phản ứng ( kích thích phản ứng gốc tự do) và bình thường không hiện diện trong dịch cơ thể.
Lượng sắt mất mỗi ngày là 1 mg (nam và phụ nữ sau mãn kinh) hay 1.8 mg (hay nữ tiền mãn kinh) trong nước tiểu hay máu kinh. Vì chỉ có khoảng 10 - 15% lượng sắt ăn vào hàng ngày được hấp thu, thường trong những tình huống tối ưu, lượng sắt trung bình hàng ngày khuyên dùng ( theo FDA) là 10 mg (đối với đàn ông và phụ nữ sau mãn kinh) và 18 mg (phụ nữ chưa mãn kinh). Phụ nữ mang thai thì lượng sắt này cần phải tăng lên, và thiếu sắt cũng thường gặp ở những
phụ nữ có thai.
Sắt huyết thanh được đo trong phòng xét nghiệm thực ra đó chỉ là transferrin có gắn ion sắt.Mỗi phân tử transferrin có thể vận chuyển 2 nguyên tử sắt. Bình thường, độ bảo hoà của transferrin là 30%. Khả năng gắn sắt tối ưu gọi là TIBC. Thực ra, khả năng này là đo transferrin trong huyết tương. TIBC và phần trăm bảo hoà transferrin được đo cùng lúc với sắt huyết thanh.
Các nguy cơ
· Mất nhiều máu
· Ngất hay chóng mặt
· Sưng bầm chỗ chích( tụ máu dưới da)
· Nhiễm trùng(xảy ra khi bất cứ lúc nào khi da không còn nguyên vẹn)
· Phải đâm kim nhiều lần
Những điều cần lưu ý
Những thuốc có thể làm tăng lượng sắt khi đo bao gồm:chloramphenicol, estrogens, thuốc ngừa thai uống, và methyldopa.
Những thuốc có thể làm giảm lượng sắt khi đo gồm:cholestyramine, chloramphenicol, colchicine, deferoxamine, methicillin, allopurinol, và testosterone.
Động mạch và tĩnh mạch có kích thước thay đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác và những vùng khác nhau trên cùng một bệnh nhân cũng có những thay đổi. Cho nên việc lấy máu ở những người này có thể gặp khó khăn hơn so với những người khác.
Các giá trị bình thường
· Sắt (Fe): 60- 170 mcg/dl
· TIBC: 240 - 450 mcg/dl
· Độ bảo hoà transferrin : 20-50%
Chú thích: mcg/dl = micrograms/ decilit
Các kết quả bất thường
Lượng sắt trong huyết thanh cao hơn bình thường có thể gặp trong:
· Hemochromatosis
· Tán huyết
· Thiếu máu tán huyết
· Hemosiderosis
· Hoại tử tế bào gan
· Viêm gan
· Tạo hồng cầu không hiệu quả(ví dụ :thiếu Vitamin B12 , Vitamin B6 )
· Ngộ độc sắt
· Truyền máu nhiều lần
Sắt trong máu giảm hơn mức bình thường có thể gặp trong:
· Mất máu rĩ rả qua đường tiêu hoá
· Rong kinh, rong huyết
· hấp thu sắt không hiệu quả
· ăn uống thiếu sắt
· mang thai
Những bệnh cần làm thêm xét nghiệm này là :
· thiếu máu mãn