Xét nghiệm được thực hiện như thế nào ?
Đối với người lớn và trẻ lớn :
Máu được lấy ra từ tĩnh mạch, thường là những tĩnh mạch vùng khuỷu tay, hay mặt sau cẳng tay. Vùng lấy máu, trước tiên được sát trùng bằng các dung dịch sát trùng. Sau đó một băng co dãn sẽ được băng xung quanh cánh tay bạn, ngay trên chỗ định lấy máu, chiếc băng này giúp duy trì áp lực và hạn chế máu chảy qua tĩnh mạch. Điều này cho phép các tĩnh mạch phía dưới chỗ băng sẽ căng phồng lên vì máu ứ lại và sẽ dễ dàng hơn khi đâm kim vào tĩnh mạch. Một cây kim nhỏ được đưa vào trong lòng mạch, và máu được rút từ lòng mạch ra khi người thầy thuốc rút nhẹ lòng ống kim. Người ta sẽ bảo quản máu này trong một lọ thuỷ tinh chân không hoặc chứa trong một xylanh. Trong suốt quá trình thực hiện, băng quanh tay bạn được gỡ ra để đảm bảo tuần hoàn bình thường. Khi máu đã lấy xong, rút kim ra, và chỗ đâm kim được chèn vào một miếng gạc hoặc một miếng băng cá nhân để máu không chảy ra.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn nhỏ :
Chỗ định lấy máu cũng được sát trùng bằng dung dịch sát trùng, sau đó máu được lấy bằng một kim nhọn, hoặc bằng một dao mổ có đầu nhọn (lancet), máu lấy ra được đựng vào một ống nghiệm nhỏ (gọi là pipette), hoặc một ống nhựa nhỏ...Chỗ lấy máu cũng được chèn bông gòn hay dán một miếng băng cá nhân để cầm máu.
Bạn cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm này ?
Không cần phải kiêng ăn hay uống bất cứ thứ gì.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ : Việc chuẩn bị về tâm lý và thể chất cho trẻ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, vào những điều mà trẻ quan tâm, vào việc trẻ đã từng trải qua những xét nghiệm tương tự như vậy bao giờ chưa, hoặc phụ thuộc vào lòng tin của trẻ dành cho bạn. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây được phân chia theo từng độ tuổi khi chuẩn bị cho con bạn :
· Trẻ nhũ nhi (từ lúc mới sinh đến 1 tuổi)
· Trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ (từ 1 – 3 tuổi)
· Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 – 5 tuổi)
· Trẻ ở tuổi thiếu nhi (từ 6 – 12 tuổi)
Thủ thuật này có gây đau hay không ?
Khi kim đâm vào, một số người sẽ cảm thấy hơi đau, còn đa phần chỉ cảm giác như kiến cắn, như một vật nhọn đâm nhẹ vào. Cuối cùng là một cảm giác hơi nhoi nhói ở chỗ kim đâm.
Xét nghiệm này nhằm mục đích gì ?
Nguy cơ lấy máu làm xét nghiệm là gì?
Nguy cơ của thủ thuật này, nói chung là không đáng kể, có thể :
· Chảy máu nhẹ sau khi rút kim ra
· Choáng nhẹ đầu
· Tạo khối máu bầm dưới da
· Nhiễm trùng, nhất là khi da có trầy xước nhiều
· Phải đâm kim nhiều lần trong trường hợp tìm tĩnh mạch khó khăn.
Một số điều khác cần quan tâm
Tỉnh mạch và động mạch có kích thước khác nhau ở mỗi bệnh nhân, thậm chí khác nhau ở mỗi bên của cùng một bệnh nhân, vì thế việc lấy máu có thế khó khăn ở một số người.
Kết quả bình thường :
(Theo phương pháp Westergren)
Người lớn :
·
·
· Nữ dưới 50 tuổi : nhỏ hơn 20mm/giờ
· Nữ trên 50 tuổi : nhỏ hơn 30mm/giờ
Trẻ em :
· Trẻ nhũ nhi : 0 – 2 mm/giờ
· Trẻ sơ sinh đến trẻ dậy thì : trung bình 3 – 13 mm/giờ
Kết quả bất thường
Tốc độ lắng máu thường tăng trong những trường hợp sau đây :
· Bệnh thận
· Mang thai
· Bệnh thấp cấp
· Viêm khớp dạng thấp
· Thiếu máu nặng
· Bệnh giang mai
· Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
· Bệnh của tuyến giáp
· Bệnh lao
Tốc độ lắng máu tăng rõ ràng trong những bệnh sau đây :
· Viêm động mạch do tế bào khổng lồ - động mạch thái dương, động mạch não
· Đa u tuỷ
· Bệnh macroglobulin huyết (trong máu xuất hiện globulin miễn dịch bất thường)
· Bệnh tăng fibrinogen máu
· Viêm mạch máu hoại tử
· Bệnh đau cơ dạng thấp (các cơ bị đau và cứng lại, thường gặp ở người lớn tuổi)
Tốc độ lắng máu giảm so với bình thường gặp trong những bệnh sau :
· Suy tim xung huyết
· Máu tăng độ nhớt
· Giảm fibrinogen trong máu
· Giảm protein huyết tương (do bệnh lí của gan hay thận)
· Bệnh đa hồng cầu
· Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Ngoài ra còn có một số yếu tố bệnh lí có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, như :
· Viêm mạch máu dị ứng
· U nhầy nhĩ trái
· U nhầy nhĩ phải
· Viêm gan tự miễn
· Viêm nội mạc tử cung
· Bệnh viêm cân mạch có tăng bạch cầu ưa toan
· Bệnh viêm quầng da do nhiễm Streptococcus pyogen (vùng nhiễm viêm và phồng lên, tạo thành những mảng nhỏ đường kính vài cm)
· Viêm khớp dạng thấp trẻ em
· Bệnh “cựu chiến binh” : một bệnh nhiễm trùng phổi, gây sốt, đau ngực, khó thở..
· Bệnh viêm xương tuỷ
· Viêm vùng chậu
· Viêm ngoại tâm mạc
· Xơ hoá sau phúc mạc
· Tổn thương da do nhiễm nấm blastomyces (những vết loét như hạt cơm ở mặt, cổ, bàn tay, cánh tay, bàn chân...)
· Viêm tuyến giáp bán cấp
· Bệnh mô liên kết như xơ cứng bì ...