Xét nghiệm BNP: 5 thông tin cơ bản bạn cần hiểu rõ

Kết quả của xét nghiệm BNP có thể giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của tim cũng như dễ dàng chẩn đoán các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như suy tim.

BNP là viết tắt của Brain Natriuretic Peptide hay B-type natriuretic peptide. Đây là một loại hormone thuộc nhóm peptide lợi niệu hay peptide nội tiết tim mạch (Natriuretic peptides), được sản xuất bởi tâm thất – buồng bơm chính của tim.

Cùng với ANP (Atrial Natriuretic peptide) được sản xuất từ tâm nhĩ, BNP sẽ giúp cho tĩnh mạch và động mạch được giãn ra và mở rộng để máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông. Ngoài ra, chúng cũng thúc đẩy bài tiết nước tiểu, giúp thận dễ dàng loại bỏ chất lỏng và muối khỏi cơ thể.

1. Xét nghiệm BNP là gì?

Xét nghiệm BNP được thực hiện để đo nồng độ BNP trong máu. Do được sản xuất từ tâm thất, nồng độ BNP sẽ gắn liền với khối lượng máu và áp lực mà tim phải co bóp để đưa máu đi khắp cơ thể.

Nếu tim hoạt động bình thường, sẽ chỉ có 1 lượng nhỏ BNP được tiết ra và tìm thấy trong máu. Ngược lại, nếu tim hoạt động nhiều trong thời gian dài, các tế bào tim sẽ sản xuất nhiều BNP hơn để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong các tế bào cơ thể và điều chỉnh huyết áp.

Như vậy, dựa trên nồng độ hormone BNP, bác sĩ sẽ đánh giá được hoạt động, chức năng của tim cũng như chẩn đoán các bệnh lý liên quan như suy tim.

Bên cạnh xét nghiệm BNP, bạn cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm NT-proBNP để đánh giá chức năng tim và chẩn đoán suy tim. NT-proBNP là một prohormone không hoạt động được giải phóng từ cùng một phân tử tạo ra BNP. Xét nghiệm NT-proBNP sẽ có cách đo lường khác với xét nghiệm BNP.

2. Xét nghiệm BNP được chỉ định trong trường hợp nào?

Xét nghiệm BNP được chỉ định trong trường hợp:

  • Nghi ngờ suy tim với các triệu chứng đặc trưng như:
    • Khó thở
    • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
    • Tăng cân nhanh mà không thay đổi chế độ ăn hoặc sinh hoạt
    • Nhịp tim cao bất thường hoặc không đều
    • Ho nhiều và có đờm màu trắng hoặc hồng
    • Buồn nôn hoặc không có cảm giác thèm ăn
  • Chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác như bệnh phổi, thận hoặc béo phì
  • Theo dõi diến biến và hiệu quả điều trị, đánh giá nguy cơ tái phát, xác định độc tính của thuốc
  • Tiên lượng suy tim ở người bị suy tim đã được chẩn đoán hoặc người bị khó thở, trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh
  • Tầm soát suy tim: sàng lọc trong cộng đồng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, phát hiện nguy cơ suy tim trước và sau phẫu thuật các cơ quan và ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như người bị đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp…

3. Thực hiện xét nghiệm BNP như thế nào?

Xét nghiệm BNP có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và bạn không cần chuẩn bị gì. Tuy nhiên, bạn cần cho bác sĩ biết về các loại thuốc, vitamin, thảo mộc và chất bổ sung mà bạn đang sử dụng, kể cả những loại không kê đơn để bác sĩ có thể đánh giá đúng nhất về kết quả.

Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của bạn bằng kim tiêm dưới da. Sau đó, mẫu máu sẽ được đo nồng độ BNP hoặc NT-pro-BNP bằng máy trong phòng thí nghiệm. Thông thường, kết quả của xét nghiệm BPN sẽ có rất nhanh.

4. Kết quả như thế nào là bình thường?

Kết quả bình thường của xét nghiệm BNP là dưới 100 pg/mL. Chỉ số kết quả xét nghiệm BNP cao là hơn 400 pg/mL và nằm trong khoảng từ 100 – 400 pg/mL sẽ cần đánh giá của bác sĩ.

Tuy nhiên, kết quả này cũng phụ thuộc vào giới tính, chỉ số khối cơ thể, tiền sử sức khỏe và các yếu tố khác. Kết quả sẽ cao hơn nếu bạn lớn tuổi. Chỉ số BNP ở nữ sẽ cao hơn nam, người béo phì sẽ có chỉ số thấp hơn.

Nếu chỉ số thấp, nghĩa là bạn không bị suy tim. Bác sĩ sẽ xem xét những lý do khác để tìm ra nguyên nhân tại sao bạn có các triệu chứng trên.

Nếu chỉ số cao, nhiều khả năng bạn bị suy tim. Nếu bị suy tim càng nặng thì chỉ số càng cao, khi tim đã ổn định thì thì chỉ số sẽ giảm và giữ ở mức ổn định. Nếu có chỉ số BNP cao nhưng bác sĩ loại trừ suy tim thì có thể do một số bệnh như:

5. Độ chính xác của xét nghiệm này là bao nhiêu?

Xét nghiệm này có tỷ lệ thành công lên đến 98% trong việc chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở những người có nguy cơ suy tim. Ngoài xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm khác như:

 
 

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.