Kỹ thuật miễn dịch men(ELISA) và thử nghiệm xác định Western blot trong HIV

Kỹ thuật miễn dịch men(ELISA) và thử nghiệm xác định Western blot trong HIV

Xét nghiệm được tiến hành như thế nào?

Người lớn và trẻ em:

Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch, thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:

Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ), trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm

Không cần phải chuẩn bị về mặt thể chất. Ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ, việc làm xét nghiệm HIV đòi hỏi phải có giấy cho phép.

Nhũ nhi và trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

·         Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật (từ lúc sinh đến 1 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật (từ 1 đến 3 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ  thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 12 đến 18 tuổi)

Xét nghiệm này có đau không?

Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.

Tại sao phải làm xét nghiệm?

Có rất nhiều lý do để thực hiện cũng như đề nghị làm xét nghiệm HIV bao gồm để tầm soát trong nhóm có nguy cơ cao (đồng tính luyến ái, người dùng kim tiêm, gái mại dâm,…);phụ nữ có thai (để biết khả năng làm giảm tỉ lệ truyền qua con bằng phương pháp điều trị thích hợp) và trên những người có một số bệnh lý cũng như bị nhiễm trùng (như bệnh sarcôm Kaposi, viêm phổi do Pneumocystis carinii).

Các yếu tố nguy cơ

·         Chảy máu quá nhiều

·         Choáng hoặc cảm giác chóng mặt

·         Hematôm (khối máu tụ dưới da)

·         Nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)

·         Có thể đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch.

Những điều cần lưu ý

Những cá nhân thuộc nhóm nguy cơ nhiễm HIV cao (đồng tính luyến ái, sử dụng kim tiêm, gái mại dâm..) nên đi kiểm tra HIV định kỳ.

Nếu nghi ngờ bị nhiễm ở giai đoạn sớm(nhiễm HIV cấp hoặc nguyên phát), một số xét nghiệm bổ sung có thể cần để chẩn đoán chắc chắn(ví dụ như xét nghiệm kháng nguyên p24, độ dung nạp virus HIV…) vì ELISA và Western blot thường âm tính trong giai đoạn cửa sổ.

Các giá trị bình thường

Bình thường khi kết quả xét nghiệm là âm tính-tuy nhiên, nhiễm HIV giai đoạn sớm (được gọi là nhiễm HIV cấp hay nhiễm HIV nguyên phát) thường cho kết quả âm tính.

Các kết quả bất thường

Phương pháp ELISA được dùng làm xét nghiệm tầm soát. Một kết quả dương tính không nhất thiết nghĩa là người đó bị nhiễm HIV vì có một số bệnh lý có thể gây dương tính giả(như bệnh lý hạch lymphô, giang mai, lupus). Khi kết quả ELISA dương tính, thử nghiệm xác định Western blot luôn luôn phải được thực hiện sau đó. Western blot dương tính nhìn chung được cho là chắc chắn có nhiễm HIV. Kết quả âm tính không thể loại trừ nhiễm HIV, vì cần một khoảng thời gian cho từ lúc nhiễm HIV đến khi xuất hiện đủ nồng độ kháng thể kháng HIV để có thể đo được(do đó được gọi là giai đoạn cửa sổ). Vì vậy, nếu một người bị ngi ngờ nhiễm HIV cấp hay nguyên phát nghĩa là có giai đoạn cửa sổ, thì kết quả ELISA và Western blot âm tính không thể loại trừ chẩn đoán. Nên cần thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm tìm kháng nguyên p24 hay độ dung nạp virus HIV.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.