Sữa thực vật có tốt không? Dùng sao cho an toàn?
Photo by Scott Webb on Unsplash

Sữa thực vật có tốt không? Dùng sao cho an toàn?

Sữa thực vật (sữa làm từ các loại hạt) đang được nhiều gia đình lựa chọn như một loại thực phẩm hàng ngày. Song thực chất sữa thực vật có tốt không? Loại sữa này có khả năng thay thế cho các loại sữa truyền thống? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Vì sao các loại sữa thực vật được lựa chọn?

Lý do để các gia đình chọn sữa thực vật có thể vì chế độ ăn thuần chay, không dung nạp lactose, dị ứng thực phẩm hoặc đơn giản là sở thích cá nhân.

Sữa thực vật không chỉ lành tính mà còn có nhiều lợi ích bổ sung khác biệt. Vì thế, đối với nhiều gia đình, sữa thực vật trở thành một sự thay thế tốt cho sữa bò hoặc sữa dê – những loại sữa thường chứa lactose. Sử dụng sữa thực vật giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa mụn trứng cá, giúp giảm cân khi sử dụng không đường và tăng cường trao đổi chất….

Sữa hạt được phối hợp đa dạng nguyên liệu có thể thay thế cho bữa sáng truyền thống, cung cấp cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng không chứa cholesterol và hầu như không có chất gây khó dung nạp. Nhờ sự đa dạng và lành tính, sữa thực vật đang trở thành xu hướng lựa chọn của những người chú trọng chăm sóc sức khỏe qua thực phẩm mỗi ngày.

Có nên dùng sữa thực vật cho bé?

Sữa hạt lành tính và được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, việc sử dụng sữa thực vật đối với người trưởng thành đang dần phổ biến. Song việc dùng sữa thực vật cho bé, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang là điều tranh cãi với 2 luồng ý kiến.

Thứ nhất, ý kiến cho rằng sữa thực vật có thể thay thế hoàn toàn sữa động vật. Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng sữa thực vật không thể thay thế cho sữa bò về giá trị dinh dưỡng. Một nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ dùng loại sữa này hàng ngày có khả năng phát triển chiều cao kém hơn so với trẻ dùng sữa bò.

Đến nay, cả hai trường phái trên vẫn chưa có những nghiên cứu đủ sức thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình. Vì vậy, lựa chọn có dùng sữa thực vật cho trẻ hay không vẫn nên được cân nhắc cẩn thận dựa theo một số nguyên tắc như sau:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được bú mẹ hoàn toàn

– Trẻ bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) vẫn cần được bú mẹ nhiều. Sữa thực vật chỉ thêm vào như một món ăn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày. Bé cần được làm quen từ từ, bắt đầu với những loại sữa thực vật đơn giản, dễ tiêu hoá như: sữa yến mạch, sữa khoai lang, sữa hạt sen…

– Sau 1 tuổi, bé đã có thể sử dụng thức ăn đặc hơn, sữa thực vật là món ăn bình thường trong thực đơn của bé, chỉ nên giới hạn cho bé uống dưới 500 ml mỗi ngày và cần thay đổi loại sữa thực vật để bé nhận được nguồn dinh dưỡng phong phú.

– Nếu gia đình có tiền sử dị ứng cần thận trọng khi cho trẻ dùng sữa có đậu phộng, hạnh nhân, mè…

– Sữa thực vật cho bé nên được lựa chọn nguồn sữa an toàn. Mẹ cũng có thể tự nấu sữa cho bé tại nhà từ các nguồn nguyên liệu an toàn. Mỗi loại thực vật, ngũ cốc có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Do đó với bé sau 1 tuổi, mẹ có thể phối hợp cân đối để đủ dưỡng chất trong khẩu phần sữa. Nguyên tắc phối hợp là: nguyên liệu giàu chất béo (hạnh nhân, điều, mè, dừa, macca…) + nguyên liệu giàu đạm (các loại hạt đậu) + nguyên liệu giàu chất xơ (rau củ). Các loại hạt nên được ngâm để loại bỏ chất ức chế dinh dưỡng trước khi chế biến.

– Nếu quyết định cho bé sử dụng sữa thực vật thường xuyên và thay thế hoàn toàn cho nguồn sữa khác, mẹ nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan. Đặc biệt, nên tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bé không được bú mẹ, bé dưới 1 tuổi hoặc có yếu tố bệnh lý.

7 loại sữa thực vật có thể thay thế sữa động vật

Bạn có thể tự chế biến tại nhà hoặc mua 5 loại sữa thực vật tốt cho sức khoẻ dưới đây:

1. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin, E. Nếu không thêm đường, sữa hạnh nhân chứa hàm lượng calo thấp nhưng lại giàu chất béo. Sữa hạnh nhân có hương vị thơm ngon dễ uống nên là một trong những loại sữa hạt được sử dụng nhiều hiện nay.

2. Sữa yến mạch

Sữa yến mạch giàu vitamin và canxi, ít chất béo bão hòa. Về hình thức, sữa yến mạch có độ sánh mịn như kem. Loại sữa này không giàu đạm nhưng chứa nhiều chất xơ beta glucans với công dụng giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu.

3. Sữa hạt lanh

Hạt lanh là một trong những nguồn sữa hạt tốt nhất cung cấp axit béo omega-3 cho sức khỏe tim, não, mắt và da. Đây là điểm đặc biệt của sữa hạt lanh so với các sữa thực vật khác (thường chỉ chứa một lượng rất nhỏ omega-3, thay vào đó thường nhiều omega-6 hơn).

5. Sữa dừa

Sữa dừa có lượng protein tương đối thấp nhưng chứa một lượng nhỏ chất béo trung tính chuỗi trung bình có lợi. Với vị béo ngọt sánh mịn tự nhiên, sữa dừa dễ uống riêng hoặc phối hợp tăng dinh dưỡng và hương vị cho sữa thực vật.

6. Sữa gạo

Sữa gạo là một lựa chọn tốt với vị ngọt và độ sánh tự nhiên. Tuy nhiên sữa gạo chứa hàm lượng carbohydrate cao nên cần kết hợp với nguyên liệu khác để cân bằng dinh dưỡng.

7. Sữa đậu nành

Được chiết xuất từ ​​hạt đậu nành giàu protein, các axit béo omega 3 và 6 cùng nhiều loại khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe.

Như vậy, giá trị dinh dưỡng của sữa thực vật đối với sức khoẻ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cần sử dụng sữa thực vật hợp lý với từng độ tuổi để mang lại lợi ích tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.