3 cách chữa say cafe cho người bị say cà phê đến bủn rủn chân tay
Photo by <a href='https://unsplash.com/@sadswim?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>ian dooley</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

3 cách chữa say cafe cho người bị say cà phê đến bủn rủn chân tay

Say cà phê (cafe) thường khiến bạn bồn chồn, mất ngủ, run rẩy tay chân. Nếu bị say cà phê phải làm sao để bình thường trở lại?

Bên cạnh mùi hương ấm áp và vị đắng đặc trưng giúp bạn tỉnh táo, cà phê cũng có thể khiến bạn thiếu tỉnh táo như say rượu bia. Vì vậy, bạn nên tìm cách chữa say cà phê để tránh bị bồn chồn, hồi hộp hay mất ngủ.

Say cà phê là gì?

Tình trạng say cafe xuất hiện khi bạn tiêu thụ một lượng cà phê lớn dẫn đến caffeine trong cơ thể tăng cao. Lượng caffeine được khuyến nghị cho người lớn là 400mg có nghĩa là khoảng 1.000ml cà phê mỗi ngày. Bạn có thể bị say cà phê khi tiêu thụ quá lượng khuyến nghị này.

Các triệu chứng say cà phê phổ biến bao gồm:

  • Hồi hộp
  • Mất ngủ
  • Bồn chồn
  • Phấn khích
  • Mặt đỏ bừng
  • Co giật cơ bắp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Kích động tâm lý
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Có những đợt hưng phấn
  • Tim đập nhanh hay rối loạn
  • Nói hoặc suy nghĩ không rõ ràng

Một số người uống cà phê bị say cũng trải qua hiện tượng nghe thấy những âm thanh chói tai và nhìn thấy những quầng sáng trước mắt. Bên cạnh đó, họ cũng bị đổ mồ hôi và tiêu chảy. Những ai nạp hơn 10g caffeine thì có thể bị suy hô hấp, co giật, thậm chí là tử vong.

Ngoài cà phê, bạn cũng có thể gặp những triệu chứng khó chịu trên khi nạp nhiều caffeine từ một số loại trà, nước ngọt hay chocolate.

Nguyên nhân khiến bạn bị say cafe

Tại sao caffeine trong cà phê lại khiến bạn bị say và gặp những triệu chứng khó chịu? Các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân có thể gây tình trạng này như sau:

Caffeine làm tim đập nhanh hơn

Khi bạn nạp caffeine thì nhịp tim sẽ tăng, từ đó khiến cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra nhiều adrenaline hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, hưng phấn quá mức và chóng mặt như khi say rượu bia.

Vị đắng của cà phê

Một số nhà khoa học cho rằng vị đắng của cà phê chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này. Vị đắng từ lâu đã được gắn liền với những gì nguy hiểm. Vậy nên, cà phê đắng có thể khiến cơ thể có những phản ứng như khi bạn sắp phải đối mặt với nguy hiểm.

Yếu tố di truyền gây say cà phê

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của khoảng 3.000 người uống cà phê và phát hiện ra một số người có một biến thể gien có thể làm giảm khả năng tiêu thụ caffeine. Khi họ uống cà phê, lượng caffeine ở lại trong cơ thể họ khá lâu và tích tụ dần nên dễ gây say cà phê. Những người không có biến thể gien trên thì có thể chuyển hóa caffeine nhanh hơn nên khó say hơn.

Làm gì khi bị say cà phê?

Tình trạng say cà phê có thể giảm dần theo thời gian khi cơ thể đã tiêu thụ được lượng caffeine bạn nạp vào. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa caffeine khá lâu nên bạn vẫn cần biết khi say cà phê phải làm sao. Bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa say cà phê sau đây:

Cách chữa say cafe: Uống nước lọc

Say cafe uống gì? Nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng caffeine nhanh hơn nên có thể là cách chữa say cà phê hiệu quả. Đây là cách đơn giản bạn có thể áp dụng ngay khi có các triệu chứng đầu tiên để giảm cảm giác khó chịu nhé.

Vận động nhẹ để chữa say cà phê

Tập thể dục sẽ giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó sẽ giúp cơ thể loại bỏ caffeine nhanh hơn. Vậy nên, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giải phóng sự bồn chồn, hồi hộp khi bị say loại thức uống này.

Bổ sung kẽm và magie

Các món nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng. Vậy nên bạn có thể cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê nhé.

Ngoài cách chữa say cafe bằng chuối, bạn có thể nghỉ ngơi và thở đều để giảm nhẹ các triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen uống cà phê lành mạnh để tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Bí quyết uống cà phê lành mạnh

Để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác dụng phụ của caffeine, bạn có thể áp dụng một số cách uống cà phê tốt cho sức khỏe sau:

Uống cà phê điều độ để tránh say cà phê

Hiện tượng say cà phê chủ yếu do bạn nạp quá nhiều caffeine so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Để tránh tình trạng này, bạn nên giới hạn lượng cà phê cũng như giảm độ đậm đặc của cà phê mình uống mỗi ngày.

Ví dụ như bạn có thể giảm từ 3 – 5 ly/ngày xuống còn 1 – 2 ly cà phê/ngày và bỏ thêm đá, sữa hay nước lọc vào cà phê.

Chỉ uống cà phê sau bữa ăn

Nếu bạn uống cafe bị say, đó có thể là do thời điểm uống chưa hợp lý. Thói quen uống cà phê khi chưa ăn gì không những khiến bạn dễ say hơn mà gây ra các tác động tiêu cực lên sức khỏe. Vì thế, bạn hãy ăn no trước khi uống cà phê. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê sau bữa tối vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.

Không uống cà phê cùng với thuốc

Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc, dẫn đến tình trạng say cà phê hay thậm chí là ngộ độc. Vậy nên bạn nên kiêng cà phê nếu đang uống một loại thuốc chữa bệnh nào đấy. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải cai cà phê, bạn có thể đợi 2 – 3 tiếng sau khi uống thuốc mới uống cà phê để an toàn hơn.

Không uống cà phê với rượu bia

Việc uống cà phê chung với rượu bia là không khoa học vì các chất này khi uống chung với nhau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Vậy nên bạn cần tránh rượu bia nếu đã uống cà phê nhé.

Chọn cà phê nguyên chất

Cà phê nguyên chất là những loại cà phê không pha với đậu rang, bắp rang hay các phụ phẩm khác. Tuy loại cà phê này có vị hơi nhạt nhưng sẽ có ích cho sức khỏe hơn rất nhiều, tránh tình trạng uống cafe bị say.

Cà phê là một loại thức uống có khả năng gây nghiện với sức quyến rũ khó cưỡng. Tuy nhiên, tình trạng say cà phê có thể khiến bạn bồn chồn, hồi hộp hay phấn kích quá đà. Nếu không thể từ bỏ loại thức uống hấp dẫn này, bạn nên lưu ý cách chữa say cà phê cũng như các bí quyết uống cà phê lành mạnh nhé.

Có thể bạn quan tâm

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp
Photo by <a href='https://unsplash.com/@dmtors?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Derek Torsani</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tuser08?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Arifur Rahman</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ellaolsson?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ella Olsson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@7bbbailey?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Barth Bailey</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu
Photo by <a href='https://unsplash.com/@austinchan?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Austin Chan</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu