Homocysteine

Homocysteine

Homocysteine là gì?

Homocysteine là phân tử acid amin được cơ thể sản xuất, là thành phần có trong thịt được tiêu thụ mỗi ngày.

Tại sao việc theo dõi nồng độ homocysteine trong máu lại quan trọng?

Sự gia tăng nồng độ homocysteine (>10 micromoles/lit) trong máu thường làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch( động mạch bị xơ cứng và hep lại ), vì vậy làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, và có thể gây ra bệnh Alzheimer’s.

 Năm 1969, bác sĩ Kilmer S. McCully đã báo cáo rằng những trẻ sinh ra có rối loạn di truyền về gen, tiểu ra homocysteine sẽ có nguy cơ rất cao về tăng lượng chất này trong máu, cho nên ở những trẻ này có lượng hemocysteine rất cao, nên đôi lúc chết bị ở lứa tuổi còn rất trẻ vì xơ vữa động mạch tiến triển ở họ. Vì vậy, từ trước năm 1990, yếu tố này không được đánh giá, và sau đó tầm quan trọng của homocysteine trong bệnh lý tim mạch và tai biến mạch máu não mới được đánh giá cao.

Tại sao tăng homocysteine trong máu lại làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não?

 Tăng lượng homocysteine trong máu được xem là nguyên nhân gây xơ vữa và hẹp lòng động mạch.  Hẹp lòng mạch gây ra giảm lượng máu lưu thông trong lòng các động mạch.  Sự gia tăng  nồng độ homocysteine trong máu làm gia tăng khuynh hướng tạo cục máu đông. Mặc khác, cục máu đông trong lòng mạch sẽ làm giãm thêm nữa dòng máu. Kết quả là giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim, nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim, và giảm dòng máu cung cấp cho não là nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não.

 Nguyên nhân nào làm tăng lượng homocysteine  trong máu?

Về mặt hoá học, homocysteine được biến đổi thành methionine và cysteine nhờ folic acid, vitamin B12, và vitamin B6. Vì vậy, khi các vitamin này trong cơ thể bị thiếu hụt, có thể gây trở ngại tiến trình thoái hoá tự nhiên của homocysteine. Điều này có thể làm cho homocysteine tích tụ trong máu. Ngược lại, cung cấp nhiều acid folic sẽ giảm được lượng homocysteine trong máu.

Làm thế nào để làm homocysteine giảm xuống?

Bổ sung thêm lượng acid folic hoặc dùng thêm ngũ cốc có chứa nhiều acid folic, vitamin B6 và B12, có thể làm giảm lượng homocysteine trong máu.

Lượng homocysteine trong máu thấp có phòng ngừa được nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não hay không?

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp nào nói rằng việc ăn nhiều acid folic và vitamin nhóm B làm giảm lượng homocysteine  trong máu, giúp phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Vì vậy, trong số đông dân số nghiên cứu gồm cả nam lẫn nữ, cho thấy những người này bổ sung nhiều acid folic ( thường dưới dạng đa sinh tố) có ít nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn những người dùng lượng acid folic ở mức thấp.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não bằng cách nào ?

Giảm cân, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát bệnh tiểu đường, và điều trị tốt bệnh cao huyết áp, giảm lượng LDL cholesterol trong máu, ngưng hút thuốc lá, là những yếu tố quyết định để phòng ngừa nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Người ta khuyến cáo những người trẻ khoẻ nên ăn nhiều trái cây tươi và rau, giảm ăn mỡ bảo hoà và cholesterol, bổ sung mỗi ngày nhiều vitamin. Dùng mỗi ngày viên đa sinh tố trong đó có chứa  400 mcg acid folic kết hợp với  vitamins B6, B12, và nhiều vitamin quan trọng khác.

Những ai cần phải đo lượng homocysteine trong máu ?

Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức những ai nên xét nghiệm đo lượng homocysteine trong máu. Hiện nay người ta cũng chưa thống nhất liều tối ưu của acid folic và vitamin nhóm B trong điều trị tăng homocysteine trong máu.( Ví dụ, điều trị bệnh nhân có lượng homocysteine máu cao có thể cần đến liều cao acid folic và vitamin B ). Vì vậy,  quyết định xét nghiệm homocysteine trong máu tuỳ từng người, sau khi đã khám bác sĩ.

Một số bác sĩ cho làm xét nghiệm tầm soát lượng homocysteine trong máu ở những bệnh nhân trẻ có khởi phát bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay những triệu chứng khác liên quan đến xơ vữa động mạch, đặc biệt nếu những bệnh nhân này không có các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim điển hình như: hút thuốc lá, tiểu đường, hay tăng LDL cholesterol trong máu.

Muốn biết thêm chi tiết, xin vui lòng xem các mục sau của trang web này:

·         Cholesterol

·         Phòng ngừa nhồi máu cơ tim & xơ vữa động mạch.

·         Bệnh Alzheimer’s

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.