Kali máu

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Người lớn hay trẻ em:

Máu được lấy ra từ tĩnh mạch, thường là vùng khuỷu tay hay mu bàn tay.

Trước tiên các cô y tá sẽ sát trùng vùng cần đâm kim để lấy máu, dùng dây garrot hoặc dùng bao cua máy quan đo huyết áp để ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở về, giúp máu được lấy dễ dàng hơn. Nhân viên y tế dùng kim chích vào tĩnh mạch( dân gian hay gọi là chích gân), kim được gắn vào xi-lanh để rút máu ra, cho vào lọ hay xi-lanh đem đi xét nghiệm. Sau khi rút máu xong, garrot hay băng quấn lúc nảy được tháo ra, máu lưu thông trở lại bình thường. Khi đã lấy máu xong, người ta sẽ vứt kim( kim chỉ được dùng một lần rồi bỏ, nhằm tránh lây bệnh cho người khác) vào nơi dành riêng để xử lý các vật kim loại bén, nhọn ( huỷ kim), còn nơi chích sẽ được đặt bông gòn, băng cầm máu lại bằng băng keo dán.

Thường ở những người bị liệt chu kỳ, nồng độ kali có thể thấp trong lúc bị liệt.

Chuẩn bị làm xét nghiệm này như thế nào ?

Ðối với trẻ em:

Cần phải chuẩn bị Tâm lý  cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm này hay bất kỳ thủ thuật nào, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa, và mức độ tin tưởng của trẻ

Xét nghiệm này làm có đau không?

Khi đâm kim vào trong mạch máu, một số người cảm thấy hơi đau vừa phải, một số người khác thì có cảm giác hơi thốn đau. Nhưng sau đó sẽ không còn cảm thấy đau nữa

Tại sao phải làm xét nghiệm này ?

Xét nghiệm này nhằm đánh giá nồng độ kali trong máu.

Kali (K+ ) là ion dương chính trong tế bào, có vai trò đặc biệt trong việc duy trì điện thế màng, cần thiết cho hoạt động điện của tế bào thần kinh cơ . Nồng độ kali bên trong tế bào nhiều gấp 30 lần nồng độ kali trong máu và dịch ngoại bào khác..

Nồng độ kali trong máu được kiểm soát bởi hormon  aldosterone, hormone này làm tăng bài tiết  Kali. Aldosterone được bài tiết từ tuyến thượng thận khi nồng độ kali trong máu cao. Toan chuyển hoá ( ví dụ tiểu đường không kiểm soát được), kiềm chuyển hoá ( ví dụ do ói mữa) có thể ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu, vì ion này ra vào tế bào dễ dàng để trao đổi với ion H+. Chẳng hạn, trong toan chuyển hoá, thì ion H+ vào trong tế bào trao đổi với ion K+ ra ngoài tế bào.

Một sự thay đổi nhỏ nồng độ kali bên ngoài tế bào cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của thần kinh và cơ. Điều này đặc biệt đúng đối với cơ tim. Nồng độ kali trong máu thấp sẽ làm tăng hoạt tính của cơ tim( điều này gây ra loạn nhịp tim) . Người lại, nồng độ kali trong máu cao sẽ làm cho cơ tim giảm hoạt tính. Cả hai tình huống này đều có thể đưa đến ngừng tim trong một số tình huống. Ở người bình thường, thức ăn có chứa kali hoặc thuốc chứa kali, không gây được tăng kali máu vì thận bài tiết kali một cách hiệu quả.

Nguy cơ của lấy máu làm xét nghiệm

  • Làm mất nhiều máu
  • Choáng váng
  • Tụ máu dưới da( sưng bầm chỗ chích)
  • Nhiễm trùng( nếu da bị tổn thương)
  • Nhiều vết đâm kim vào tĩnh mạch

Những điều cần lưu ý

Các yếu tố gây nhiễu:

·         Truyền dịch có chứa kali

·         Truyền glucose hoặc insulin

Những thuốc có thể làm tăng nồng độ kali trong máu bao gồm aminocaproic acid, thuốc trị ung thư, thuốc ức chế men chuyển như captopril hay enalapril, epinephrine, heparin, histamine, isoniazid, mannitol, một số thuốc lợi tiểu và succinylcholine.

Những thuốc làm giảm kali trong máu bao gồm acetazolamide, aminosalicylic acid, amphotericin B, carbenicillin, cisplatin, một số thuốc lợi tiểu, insulin, nhuận trường, penicillin G, phenothiazines, salicylates, và sodium polystyrene sulfonate.

Tĩnh mạch và động mạch có kích thước khác nhau từ người này sang người khác, và khác nhau tuỳ theo vùng trên cơ thể . Do đó, việc lấy máu có thể gặp khó khăn ở nhóm người này hơn so với những người khác.

Giá trị bình thường

Giá trị bình thường của kali là 3.7 đến 5.2 mEq/L.

Chú thích: mEq/L = milliequivalent/ lít

 Giá trị bất thường

 Kali tăng hơn bình thường có thể gặp trong:

·          Bệnh Addison (hiếm gặp)

·          Dập cơ do chấn thường

·          Tán huyết ( do phá huỷ hồng cầu )

·          Giảm aldosteron (rất hiếm)

·          Toan chuyển hoá hay hô hấp

·          Suy thận

·          Tán huyết do truyền máu

·         Liệt chu kỳ có tăng kali máu (kali máu tăng trong quá trình bị liệt)

 Giảm kali máu có thể gặp trong:

·         Hội chứng Cushing’s (hiếm)

·         Thiếu kali trong khẩu phần ăn

·         Tiêu chảy

·         Cường  aldosterol  (rất hiếm)

·         Toan hoá ống thận(hiếm)

·         Ói mữa

·         Mất nhiều kali trong bệnh lý dạ dày ruột như u vi nhung mao ruột

·         Liệt chu kỳ có giảm kali.

·         Dùng thuốc lợi tiểu

Tất cả những bệnh dưới đây cần làm xét nghiệm kali trong máu:

·         Suy thượng thận cấp

·         Tắc niệu quản cấp tính hai bên

·         Hội chứng thận hư cấp tính

·         Chứng háu ăn

·         Suy thận mãn

·         Hội chứng Cushing"sdo u thượng thận

·         Hội chứng Cushing"s ngoại sinh

·         Nhiễm cetone acid trong bệnh tiểu đường

·         Hội chứng Cushing"s do lạc chỗ

·         Bệnh Cushing"s 

·         Giảm tiểu cầu nguyên phát

·         Toan hoá ống thận gần và xa

·         Ly giải cơ vân

·         Liệt chu kỳ do ngộ độc giáp trạng

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.