Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?
Máu được lấy ra từ tĩnh mạch, thường là những tĩnh mạch vùng khuỷu tay, hay mặt sau cẳng tay. Vùng lấy máu, trước tiên được sát trùng bằng các dung dịch sát trùng. Sau đó một băng co dãn sẽ được băng xung quanh cánh tay bạn, ngay trên chỗ định lấy máu, chiếc băng này giúp duy trì áp lực và hạn chế máu chảy qua tĩnh mạch. Điều này cho phép các tĩnh mạch phía dưới chỗ băng sẽ căng phồng lên vì máu ứ lại và sẽ dễ dàng hơn khi đâm kim vào tĩnh mạch. Một cây kim nhỏ được đưa vào trong lòng mạch, và máu được rút từ lòng mạch ra khi người thầy thuốc rút nhẹ lòng ống kim. Người ta sẽ bảo quản máu này trong một lọ thuỷ tinh chân không hoặc chứa trong một xylanh. Trong suốt quá trình thực hiện, băng quanh tay bạn được gỡ ra để đảm bảo tuần hoàn bình thường. Khi máu đã lấy xong, rút kim ra, và chỗ đâm kim được chèn vào một miếng gạc hoặc một miếng băng cá nhân để máu không chảy ra.
Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm này?
Không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt.
Thủ thuật này có gây đau hay không ?
Khi kim đâm vào, một số người sẽ cảm thấy hơi đau, còn đa phần chỉ cảm giác như kiến cắn, như một vật nhọn đâm nhẹ vào. Cuối cùng là một cảm giác hơi nhoi nhói ở chỗ kim đâm.
Tại sao phải làm xét nghiệm này ?
Đo lượng HCG có thể cho biết trước tuổi của thai nhi. Xét nghiệm này cũng được sử dụng khi có những bất thường mà nghi ngờ có tăng lượng HCG.
Xét nghiệm để chẩn đoán thai thường được dựa trên phát hiện HCG, là một chất được tiết ra từ phôi thai sau khi trứng đã được thụ tinh. HCG xuất hiện trong máu và nước tiểu của thai phụ ngay ngày thứ 10 sau khi thụ thai. Nó dùng để duy trì sản xuất progesterone của hoàn thể trong thời gian đầu mới mang thai. Về sau, lượng HCG giảm dần từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, lúc này nhau thai đã đủ khả năng bài tiết progesterone để duy trì cho lớp nội mạc tử cung. Tuy nhiên, HCG cũng có thể tăng trong những tình huống bất thường ở nam cũng như nữ.
Nguy cơ
· Chảy máu nhẹ sau khi rút kim ra
· Choáng nhẹ đầu
· tạo khối máu bầm dưới da
· nhiễm trùng, nhất là khi da có trầy xước nhiều
· phải đâm kim nhiều lần trong trường hợp tìm tĩnh mạch khó khăn
Những điều cần lưu ý.
Những thuốc có thể làm giảm lượng HCG bao gồm thuốc lợi tiểu và promethazine.
Những thuốc có thể làm tăng lượng HCG gồm : thuốc chống co giật, thuốc trị bệnh parkinson, phenothiazine, và promethazine.
Tĩnh mạch có kích thước khác nhau tuỳ theo người, thậm chí trên cùng một người kích thước tĩnh mạch cũng khác nhau tuỳ theo vùng của cơ thể. Do đó, việc lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm có thể gặp khó khăn ở người này hơn so với những người khác.
Các giá trị bình thường
Beta-HCG thay đổi tuỳ theo tuổi thai trong suốt thai kỳ.
Các kết quả bất thường
Lượng Beta HCG tăng cao hơn mức bình thường có thể gặp trong:
· Ung thư tế bào nuôi của tử cung
· Thai trứng
· Thai kỳ bình thường
· Ung thư buồng trứng
· Ung thư tinh hoàn
Lượng Beta HCG thấp có thể gặp trong:
· Thai chết lưu
· Sảy thai không trọn vẹn
· Doạ xảy thai
· Thai ngoài tử cung