Chloride trong máu

Định nghĩa

Là một xét nghiệm đo Clor trong huyết thanh(huyết thanh là một phần của máu không chứa fibrinogen).

Xét nghiệm này được thực hiện như thế nào?

Máu là máu lấy từ tĩnh mạch hoặc mao mạch. Phòng xét nghiệm quay li tâm tách tế bào máu ra riêng và clor được đo từ huyết thanh.

Cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm này ?

Cơ sở y tế của bạn sẽ đề nghị bạn ngưng những loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Những thuốc có thể làm tăng lượng Clor trong máu là : acetazolamide, ammonium chloride, androgens, chlorothiazide, cortisone, estrogen, guanethidine, hydrochlorothiazide, methyldopa, và NSAIDs.

Những thuốc có thể làm giảm lượng Clor trong huyết tương gồm:aldosterone, những thuốc có chứa bicarbonate, một số thuốc lợi tiểu, và triamterene.

Tại sao phải làm xét nghiệm này   

Chloride (Cl-) là ion âm (-) chính ngoại bào của cơ thể. Chức năng chính của nó là duy trì điện trung tính, là ion đối lưu với Natri. Sự thay đổi nồng độ Clor thường kèm theo sự thay đổi ion Natri ( giảm natri và tăng natri quá mức).

Các giá trị bình thường

Bình thường nồng độ Clor trong máu là  : 96 -106 mEq/L.

Kết quả này có thay đổi đôi chút tuỳ theo phòng xét nghiệm.

Các kết quả bất thường

Clor tăng hơn bình thường có thể gặp trong:

-    Tăng thông khí mãn

-    Hội chứng Cushing"s  

-    Mất nước

-    Sản giật

-    Truyền nhiều muối

-    Rối loạn chức năng thận

-    Toan chuyển hoá

-    Toan hoá ống thận

Nồng độ Clor trong máu giảm hơn mức bình thường có thể gặp trong :

-    Bệnh Addison"s

-    Phỏng

-    Toan hô hấp mãn(giảm thông khí mãn tính)

-    Suy tim sung huyết

-    Đỗ mồ hôi nhiều

-    Hút dịch dạ dày

-    Quá tải nước

-    viêm thận mất muối

-    Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH)

-    Ói mữa

Những bệnh có thể cần làm xét nghiệm này gồm:

-    Tăng sản nhiều tuyến nội tiết (MEN) II

-    Cường phó giáp nguyên phát

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.