Calcium máu

Các tên gọi khác: Ca+2; Calcium huyết thanh; Ca++

Định nghĩa

Xét nghiệm này là đo lượng calcium trong máu. Can-xi máu thường được dùng để tầm soát và theo dõi bệnh lý xương hay những rối loạn điều hoà canxi ( là những bệnh của tuyến phó giáp hay thận).

 

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Người lớn và trẻ em:

Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch, thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:

Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ), trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm?

Những thuốc có thể làm tăng can-xi máu gồm các muối canxi (như thức ăn bổ sung canxi hoặc thuốc kháng acid), hydralazine, lithium, lợi tiểu thiazide,  và thyroxine. Bạn nên hỏi ý kiến của nhân viên y tế để xem xét việc ngưng các thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Nhũ nhi và trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

·         Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật (từ lúc sinh đến 1 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật (từ 1 đến 3 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ  thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)

·         Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 12 đến 18 tuổi)

Xét nghiệm này có đau không?

Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.

Tại sao phải làm xét nghiệm?

Tại sao phải làm xét nghiệm này?

Mọi tế bào đều cần có canxi cho hoạt động của mình. Calcium giữ vai trò đặc biệt trong cấu trúc xương và trong hoạt động thần kinh-cơ. Sự thiếu hụt canxi trong các dịch của cơ thể làm tăng tính kích thích của thần kinh và cơ. Canxi  quá nhiều có tác dụng ngược lại

Những nguy cơ khi làm xét nghiệm này ?

·         chảy máu quá nhiều

·         choáng hoặc cảm giác chóng mặt

·         hematôm (khối máu tụ dưới da)

·         nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)

·         có thể đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch.

Những điều cần lưu ý

Uống nhiều sữa hoặc khẩu phần có nhiều  Vitamin D sẽ làm tăng canxi trong máu.

Kích thước của tĩnh mạch và động mạch thay đổi tuỳ theo người, trên cùng một người cũng khác nhau. Do đó, viêc lấy máu ở những người này có thể khó khăn hơn so với những người khác.

Các giá trị bình thường

Giá trị bình thường : 8.5 -10.9 mg/dl.

 Các kết quả bất thường

Các kết quả bất thường có thể gặp trong:

Tăng canxi hơn mức bình thường gặp trong:

  • Cường phó giáp
  • U di căn xương
  • Hội chứng Milk-alkali
  • Đa u tuỷ
  • Bệnh Paget"s
  • Sarcoidosis
  • Những khối u sản xuất chất giống  PTH
  • Ngộ độc Vitamin D.

Canxi thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:

  • Nhược năng tuyến phó giáp
  • Kém hấp thu (hấp thu các chất dinh dưỡng trong ruột không hiệu quả)
  • Nhuyễn hoá xương
  • Viêm tuỵ
  • Suy thận
  • Còi xương
  • Thiếu Vitamin D

Những bệnh cần phải làm xét nghiệm này bao gồm :

  • Mê sảng
  • Mất trí nhớ
  • Tăng sản đa tuyến nội tiết (MEN) II
  •  (MEN) I
  • Carcinoma tế bào thận
  • Cường phó giáp thứ phát

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.