Xét nghiệm creatinine trong máu

Xét nghiệm creatinine trong máu

·         Creatinine là gì?

·         Tại sao đo creatinine trong máu lại quan trọng.?

·         Mức bình thường creatinine trong máu là bao nhiêu?

Creatinine là một chất hoá học được thoái hoá từ chuyển hoá của cơ. Creatinine được sản xuất từ creatine, một phân tử rất quan trọng trong việc tạo năng lượng của cơ. Gần 2% creatine  trong cơ thể được biến đổi thành creatinine mỗi ngày. Creatinine được vận chuyển trong máu đến thận. Thận sẽ lọc creatinine và thải nó ra ngoài theo nước tiểu.

 Tại sao đo creatinine máu lại quan trọng?

Thận duy trì nồng độ creatinine trong máu ở mức bình thường. Creatinine là một chất đáng tin câỵ trong việc đánh giá chức năng thận. Vì vậy khi thận bị suy sẽ làm tăng nồng độ creatinine trong máu. Khi nồng độ  creatinine tăng cao một cách bất thường báo hiệu rối loạn chức năng thận hay thận bị suy, ngy cả trước khi người bệnh có triệu chứng suy thận. Vì vậy mà xét nghiệm créatinine trong máu và nước tiểu là xét nghiệm thường qui rất quan trọng để đánh giá chức năng thận

Mức creatinine bình thường trong máu là bao nhiêu?

Bình thường mức creatinine trong máu khoảng 0.6 đến 1.2 milligrams (mg)/ deciliter (dl) ở nam và 0.5 đến 1.1 milligrams /deciliter ở nữ. (theo hệ thống đơn vị 1 mg= 1/1000gam, và 1ml = 1/1000 lít.)

Ở những người trẻ lực lưỡng hay tuổi trung niên, có thể có mức creatinine cao hơn mức bình thường chung của dân số. Mặt khác, ở những người lớn tuổi, mức creatinine có thể thấp hơn mức bình thường. Ở trẻ em, mức creatinine bình thường vào khoảng 0,2mg/dl hay hơn, tuỳ thuộc vào sự phát triển của khối cơ ở trẻ. Ở người chỉ có một thận thì mức creatinine bình thường vào khoảng 1,8-1,9 mg/dl. Khi mức creatinine ở em bé trên  2.0 mg/dl và trên 10 mg /dl ở người lớn thì cần phải chạy thận nhân tạo để lấy những chất có hại ra khỏi cơ thể ( vì  lúc này thận không còn lọc được tốt nữa).

 Đôi lúc, có một số thuốc có thể là nguyên nhân làm tăng mức creatinine lên cao một cách bất thường

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.