BUN

BUN

Tên gọi khác

BUN là tên viết tắc của Blood urea nitrogen

Định nghĩa

Là xét nghiệm đo lượng urea nitrogen ( một sản phẩm chuyển hoá cuả  protein) trong máu.

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Máu được lấy là máu tĩnh mạch, lấy máu ở cổ tay, bàn tay, khuỷu tay hay máu ở tĩnh mạch bẹn

Trước tiên các cô y tá sẽ sát trùng vùng cần đâm kim để lấy máu, dùng dây garrot hoặc dùng bao cua máy quan đo huyết áp để ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở về, giúp máu được lấy dễ dàng hơn. Nhân viên y tế dùng kim chích vào tĩnh mạch( dân gian hay gọi là chích gân), kim được gắn vào xi-lanh để rút máu ra, cho vào lọ hay xi-lanh đem đi xét nghiệm. Sau khi rút máu xong, garrot hay băng quấn lúc nảy được tháo ra, máu lưu thông trở lại bình thường. Khi đã lấy máu xong, người ta sẽ vứt kim( kim chỉ được dùng một lần rồi bỏ, nhằm tránh lây bệnh cho người khác) vào nơi dành riêng để xử lý các vật kim loại bén, nhọn ( huỷ kim), còn nơi chích sẽ được băng cầm máu lại, bằng băng keo dán.

Chuẩn bị làm xét nghiệm này như thế nào ?

Ðối với trẻ em:

 Cần phải chuẩn bị Tâm lý  cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm này hay bất kỳ thủ thuật nào, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa, và mức độ tin tưởng của trẻ

Xét nghiệm này làm có đau không?

Khi đâm kim vào trong mạch máu, một số người cảm thấy hơi đau vừa phải, một số người khác thì có cảm giác hơi thốn đau. Nhưng sau đó sẽ không còn cảm thấy đau nữa

Tại sao phải làm xét nghiệm này ?

BUN là một xét nghiệm mà trong một chùng mực nào đó nó được xem là xét nghiệm thường qui  được sử dụng trước tiên đế đánh giá chức năng thận. Xét nghiệm này thường được thực hiện trên bệnh nhân mắc nhiều bệnh khác nhau.

Urea  được hình thành từ gan, là sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá protein ( hay thoái hoá). Trong quá trình tiêu hoá, protein phân giải thành các  amino acids. Amino acids có chứa nitrogen, thành NH4+ (ammonium ion),  trong khi đó các phân tử khác được sử dụng để tạo năng lượng  hay tạo những chất khác cần thiết cho tế bào. Ammonia kết hợp với những phân tử nhỏ khác tạo ra urea. Urea vào trong máu ( có mang theo amonia) . cuối cùng nó được thận thải ra qua nước tiểu.

Những bệnh lý của thận  thường ảnh hưởng đến sự bài tiết urea, vì vậy làm tăng  BUN trong máu. Những bệnh nhân bị mất nước hay bị chảy máu dạ dày, ruột cũng có mức  BUN trong máu cao bất thường. Nhiều thuốc cũng ảnh hưởng đến BUN do cạnh tranh với BUN trong việc đào thải ra nước tiểu.

Nguy cơ của lấy máu làm xét nghiệm

Làm mất nhiều máu

Choáng váng

Tụ máu dưới da( sưng bầm chỗ chích)

Nhiễm trùng( nếu da bị tổn thương)

Nhiều vết đâm kim vào tĩnh mạch

Những điều cần lưu ý

Ở một số người bị bệnh gan, lượng BUN thường thấp nếu như chức năng thận vẫn còn bình thường.

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến BUN, nên trước khi làm xét nghiệm này nhân viên y tế phải biết bệnh nhân đã dùng thuốc gì trước đó rồi.

Những thuốc làm tăng BUN bao gồm :allopurinol, aminoglycosides, cephalosporins, chloral hydrate, cisplatin, furosemide, guanethidine, indomethacin, methotrexate, methyldopa, thuốc gây độc cho thận(chẳng hạn, apirin liều cao, amphotericin B, bacitracin, carbamazepine, colistin, gentamicin, methicillin, neomycin, penicillamine, polymyxin B, probenecid, vancomycin), propranolol, rifampin, spironolactone, tetracyclines, thiazide diuretics, và triamterene.

Những thuốc làm giảm BUN  gồm chloramphenicol và streptomycin.

Tĩnh mạch và động mạch có kích thước khác nhau từ người này sang người khác, và khác nhau tuỳ theo vùng trên cơ thể . Do đó, việc lấy máu có thể gặp khó khăn ở nhóm người này hơn so với những người khác.

Giá trị bình thường

BUN : 7- 20 mg/dl

Giá trị bất thường

BUN tăng trên mức bình thường có thể gặp trong:

  • suy tim sung huyết
  • tăng chuyển hoá protein (chẳng hạn như đói )
  • tăng lượng proteine hấp thu vào
  • chảy máu dạ dày-ruột
  • giảm thể tích (như do phỏng, mất nước)
  • nhồi máu cơ tim
  • bệnh thận( ví dụ : viêm vi cầu thận cấp, viêm đài bể thận cấp và hoại tử ống thận cấp)
  • suy thận
  • choáng ( sốc)
  • tắc nghẽn đường tiểu ( ví dụ : do u, sỏi và phì đại tiền liệt tuyến)

BUN thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:

  • suy gan
  • ăn uống thiếu protein 
  • suy dinh dưỡng
  • hydat hoá quá mức

Những bệnh khác cần phải làm xét nghiệm này là:

  • hội chứng thận hư cấp tính
  • hỗi chứng alport
  • tắc mạch máu thận
  • suy thận mãn
  • viêm đài bể thận cấp
  • sa sút trí tuệ do chuyển hoá
  • bệnh thần kinh do tiểu đường
  • ngộ độc digitalis
  • bệnh thận giai đoạn cuối
  • động kinh
  • hội chứng Goodpasture"s
  • hội chứng tán huyết do urea huyết cao
  • hội chứng gan-thận
  • viêm vi cầu thận tiến triển nhanh có tăng sinh trung mô  IgM 
  • viêm ống thận mô kẽ
  • viêm thận do lupus
  • cao huyết áp ác tính (xơ cứng động mạch thận)
  • nang thận
  • tăng sinh màng GN I
  • tăng sinh màng GN II
  • tiểu đường không phụ thuộc insulin
  • tăng azote trước thận
  • thoái hoá dạng bột tiên phát
  • viêm vi cầu thận tiến triển nhanh ( sang thương liềm) 
  • bệnh thoái hoá dạng bột hệ thống thứ phát
  •  bướu Wilms"

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.