Bilirubin

Bilirubin

Các tên gọi khác

Bilirubin toàn phần; Bilirubin tự do;Bilirubin gián tiếp; Bilirubin liên hợp; Bilirubin trực tiếp

Định nghiã

Bilirubin là sản phẩm chuyển hoá của hemoglobin. Bilirubin toàn phần và bilirubin trực tiếp thường được đo để tầm soát và theo dõi bệnh gan hay đường mật

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Máu được lấy là máu tĩnh mạch hay máu mao mạch.  Sau đó máu sẽ được đem quay li tâm tại phòng xét nghiệm để tách huyết tương và tế bào máu ra riêng, và bilirubin được đo từ huyết tương.

Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm này ?

Phải nhịn đói 4 giờ trước khi làm xét nghiệm. Cơ sở y tế mà bạn đến khám sẽ hướng dẫn cho bạn ngưng sử dụng những thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Những thuốc có thể làm tăng bilirubin trong máu bao gồm :allopurinol, steroids, một số thuốc kháng sinh,  thuốc kháng sốt rét, azathioprine, chlorpropamide, cholinergics, codeine, thuốc lợi tiểu, epinephrine, meperidine, methotrexate, methyldopa, ức chế men MAO, morphine, nicotinic acid, thuốc ngừa thai uống, phenothiazines, quinidine, rifampin, salicylates, sulfonamides, và theophylline.

Những thuốc có thể làm giảm bilirubin gồm : barbiturates, caffeine, penicillin, và salicylate liều cao.

Tại sao phải làm xét nghiệm này

Xét nghiệm này thường làm để xác định xem bệnh nhân có bị bệnh gan hoặc tắc nghẽn đường dẫn mật hay không.

Bilirubin được chuyển hoá từ những tế bào  hồng cầu già chết đi . Trong hồng cầu có chứa hemoglobin, chất này thoái hoá thành heme và globin. Heme được biến đổi thành bilirubin, nó được albumin chuyên chở trong máu đến gan. Tại gan, thường là những bilirubin liên hợp ( gắn với ) glucuronide trước khi được bài tiết ra mật. Bilirubin liên hơợp còn gọi là bilirubin trực tiếp; còn bilirubin không liên hợp (hay bilirubin tự do) được gọi là bilirubin gián tiếp. Bilirubin toàn phần là bao gồm tổng của bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp.

Bilirubin liên hợp được gan bài tiết vào đường mật và dự trử ở túi mật hay được chuyển trực tiếp xuống ruột non. Ngoài ra, bilirubin còn được chuyển hoá bởi những vi khuẩn ở trong ruột biến thành urobilin, là chất làm cho phân có màu vàng. Một lượng nhỏ urobilin được tái hấp thu và được bài tiết ra nước tiểu, lúc này gọi là urobilinogen.

Những điều cần lưu ý

Các yếu tố gây nhiễu:

  • Tán huyết hàng loạt do sai lần trong truyền máu, làm tăng  lượng bilirubin .
  • Lipid máu có thể làm giảm bilirubin một cách giả tạo.
  • bilirubin là một chất rất nhạy cảm với ánh sáng, nên nó dễ bị phân huỷ khi có ánh sáng.

Giá trị bình thường

  • bilirubin trực tiếp: 0 - 0.3 mg/dl
  • bilirubin toàn phần: 0.3 - 1.9 mg/dl

Giá trị bình thường có thể thay đổi nho nhỏ tuỳ theo phòng xét nghiệm.

 Giá trị bất thường

Vàng da là sự thay đổi màu da và kết mạc mắt, đều này xảy ra khi lượng bilirubin trong máu trên 2.5 mg/dl. Vàng da xảy ra khi hồng cầu bị huỷ quá nhanh so với khả năng làm việc của gan, hoặc do một số bệnh lý của gan hay do tắc nghẽn ống dẫn mật.

Nếu ống dẫn mật bị tắc nghẽn , bilirubin trực tiếp sẽ tích tụ lại và thoát vào máu. Nếu lượng bilirubin trực tiếp đủ cao, một số sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Chỉ có bilirubin trực tiếp mới xuất hiện trong nước tiểu. Sự gia tăng bilirubin trực tiếp thường là do đường dẫn mật bị tắc nghẽn.

Tăng bilirubin gián tiếp hay bilirubin toàn phần có thể gặp trong:

  • hồng cầu hình liềm
  • bệnh Gilbert"s  
  • thiếu máu tán huyết
  • tán huyết ở trẻ sơ sinh
  • vàng da sinh lý (hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh)
  • phản ứng truyền máu
  • thiếu máu do nhiễm độc
  • tan khối máu tụ lớn

Bilirubin trực tiếp tăng gặp trong những trường hợp:

  • Tắc ống dẫn mật
  • Xơ gan
  • Hội chứng Crigler-Najjar ( rất hiếm)
  • Hội chứng Dubin-Johnson ( rất hiếm)
  • Viêm gan

Các bệnh khác cũng cần làm xét nghiệm này là:

  • hẹp đường mật
  • carcinoma ống mật
  • nhiễm trùng đường mật
  • sỏi ống mật chủ
  • thiếu máu tán huyết do thiếu men  G6PD
  • bệnh não do gan
  • thiếu máu bất sản tuỷ vô căn
  • tán huyết tự miễn vô căn
  • thiếu máu do tán huyết miễn dịch
  • thiếu máu thứ phát do bất sản tuỷ
  • thuốc gây ra thiếu máu tán huyết miễn dịch
  • xuất huyết giảm tiểu cầu
  •  bệnh Wilson"s

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2024 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.