Xét nghiệm men gan - AST(SGOT)

  1. Định nghĩa
  2. Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?
  3. Chuẩn bị làm xét nghiệm này như thế nào ?
  4. Xét nghiệm này làm có đau không?
  5. Tại sao phải làm xét nghiệm này ?
  6. Nguy cơ của lấy máu làm xét nghiệm
  7. Những điều cần lưu ý
  8. Giá trị bình thường
  9. Giá trị bất thường

Các tên gọi khác nhau:

Aspartate aminotransferase; Serum glutamic-oxaloacetic transaminase; SGOT

Ðịnh nghĩa

Là xét nghiệm đo lượng enzyme AST  trong huyết tương.

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Máu được lấy là máu tĩnh mạch, lấy máu ở cổ tay, bàn tay, khuỷu tay hay máu ở tĩnh mạch bẹn

Trước tiên các cô y tá sẽ sát trùng vùng cần đâm kim để lấy máu, dùng dây garrot hoặc dùng bao cua máy quan đo huyết áp để ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở về, giúp máu được lấy dễ dàng hơn. Nhân viên y tế dùng kim chích vào tĩnh mạch( dân gian hay gọi là chích gân), kim được gắn vào xi-lanh để rút máu ra, cho vào lọ hay xi-lanh đem đi xét nghiệm. Sau khi rút máu xong, garrot hay băng quấn lúc nảy được tháo ra, máu lưu thông trở lại bình thường. Khi đã lấy máu xong, người ta sẽ vứt kim( kim chỉ được dùng một lần rồi bỏ, nhằm tránh lây bệnh cho người khác) vào nơi dành riêng để xử lý các vật kim loại bén, nhọn ( huỷ kim), còn nơi chích sẽ được băng cầm máu lại, bằng băng keo dán.

Chuẩn bị làm xét nghiệm này như thế nào ?

Ðối với trẻ em:

Cần phải chuẩn bị Tâm lý  cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm này hay bất kỳ thủ thuật nào, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa, và mức độ tin tưởng của trẻ

Xét nghiệm này làm có đau không?

Khi đâm kim vào trong mạch máu, một số người cảm thấy hơi đau vừa phải, một số người khác thì có cảm giác hơi thốn đau. Nhưng sau đó sẽ không còn cảm thấy đau nữa

Tại sao phải làm xét nghiệm này ?

AST có nồng độ cao trong cơ tim, tế bào gan, cơ vân , có nồng độ thấp hơn trong các mô khác. AST tăng không đặc hiệu cho bệnh gan, AST thường được chẩn đoán và theo dõi bệnh lý gan( kết hợp với các enzyme khác như ALT, ALP, và bilirubin). Men này cũng có thể dùng để theo dõi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, nhưng kém đặc hiệu hơn so với CPK và LDH.

Nguy cơ của lấy máu làm xét nghiệm

  • Làm mất nhiều máu
  • Choáng váng
  • Tụ máu dưới da( sưng bầm chỗ chích)
  • Nhiễm trùng( nếu da bị tổn thương)
  • Nhiều vết đâm kim vào tĩnh mạch

Những điều cần lưu ý

Tĩnh mạch và động mạch có kích thước khác nhau từ người này sang người khác, và khác nhau tuỳ theo vùng trên cơ thể . Do đó, việc lấy máu có thể gặp khó khăn ở nhóm người này hơn so với những người khác.

Giá trị bình thường.

Giá trị bình thường của AST là 10-34 IU/L

Giá trị bất thường

Những bệnh nào làm tổn thương tế bào gan, gây phóng thích ra AST. Tỉ lệ AST/ALT ( cả hai đều tăng) trên 2 gặp ở bệnh nhân viêm gan do rượu.

AST tăng gặp trong các trường hợp :

  • Tán huyết cấp tính
  • Viêm tuỵ cấp
  • Suy thận cấp
  • Xơ gan
  • Hoại tử tế bào gan
  • Viêm gan
  • Tăng đơn nhân nhiễm khuẩn
  • Ung thư gan
  • Ða chấn thương
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh cơ nguyên phát
  • Loạn dưỡng cơ tiệm tiến
  • Mới thông tim hay chụp mạch máu
  • Mới lên cơn co giật
  • Mới phẫu thuật
  • Phỏng nặng
  • Chấn thương cơ vân

Có thể bạn quan tâm