7 tác hại bất ngờ khi bạn nhai không kỹ
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tysonbrand?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Tyson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

7 tác hại bất ngờ khi bạn nhai không kỹ

Thói quen nhai không kỹ chẳng những khiến bạn mất cảm giác ngon miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề như ợ nóng, trào ngược hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm!

Khi nhai không kỹ, bạn sẽ khó cảm nhận vị ngon của đồ ăn mà thực phẩm cũng không được tiêu hóa đúng cách để mang đến dinh dưỡng cho cơ thể. Thói quen ăn uống này có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe sau đây.

1. Bạn gặp vấn đề tiêu hóa

Thói quen nhai quá nhanh thức ăn, đặc biệt là các thức ăn giàu carb có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ khi bạn nhai thức ăn ở trong miệng. Việc nhai thức ăn đúng cách sẽ cho phép các tuyến nước bọt giải phóng một loại enzyme có tính kiềm là ptyalin giúp phân giải các chất trong thực phẩm thành đường đơn. Nếu bạn nhai quá ít, thức ăn sẽ không được phân giải tốt và có thể dẫn tới một số vấn đề như ợ nóng, táo bón và trào ngược axit.

2. Bạn khó hấp thu dinh dưỡng

Khi bạn nhai không kỹ, thức ăn không được tiêu hóa tốt khi đi qua hệ tiêu hóa. Điều này sẽ khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn kém hơn. Khi này, bạn sẽ khó bổ sung đủ dưỡng chất cơ thể cần dù đã ăn uống đầy đủ.

3. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm

Bạn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không nhai thức ăn kỹ trong bữa ăn. Mầm bệnh trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới tử vong. Để loại bỏ bớt các mầm bệnh nguy hiểm này, bạn có thể nhai thức ăn kỹ để tận dụng enzyme lysozyme trong nước bọt. Việc nhai thức ăn đảm bảo rằng enzyme lysozyme trong nước bọt có thể tiêu diệt các mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm.

4. Bạn cảm thấy tâm trạng khó chịu

Thói quen ăn uống nhanh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn có thể khiến tâm trạng của bạn tệ đi. Khi bạn nhai quá nhanh, quá trình tiêu hóa sẽ không hoàn thiện. Điều này có thể khiến bao tử có nhiều khí thừa và gây cảm giác khó chịu. Khu bụng khó chịu, tâm trạng của bạn cũng sẽ khó chịu theo.

5. Bạn thường đau bụng do vi khuẩn

Việc nhai không kỹ có thể khiến các hạt thức ăn lớn bị tiêu hóa không đúng cách. Điều này dẫn tới việc vi khuẩn đại tràng tăng cao và gây một số vấn đề sức khỏe như đau bụng, táo bón và các vấn đề về dạ dày khác.

6. Bạn dễ tăng cân nhanh chóng

Thói quen nhai thức ăn không kỹ sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường và dễ bị hấp thụ quá nhiều calo hơn mức cơ thể cần. Lượng calo dư này có thể khiến bạn tăng cân không kiểm soát. Đôi khi để giảm cân, bạn không cần tập luyện quá nặng mà chỉ cần ăn chậm nhai kỹ hơn thôi.

7. Bạn bị tổn thương thực quản

Việc nhai quá nhanh và nuốt một lượng lớn thức ăn lớn có thể làm niêm mạc cổ họng và thực quản bị tổn thương. Lâu dần, tình trạng này cũng có thể dẫn đến trào ngược, ợ nóng, đầy hơi, co thắt bụng, hội chứng ruột kích thích và táo bón.

Thói quen nhai không kỹ có thể dẫn đến nhiều tác hại khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy thay đổi thói quen ăn nhanh bằng cách ăn từng miếng nhỏ và nhai nhiều hơn trước khi nuốt. Sau một thời gian, hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể sẽ được cải thiện rất nhiều đấy!

Có thể bạn quan tâm

Bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@themephotos?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Theme Photos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm?

Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@radcyrus?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Rad Cyrus</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa

Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường
Photo by <a href='https://unsplash.com/@konstandy?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Andrey Konstantinov</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

9 dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất
Photo by <a href='https://unsplash.com/@javier1997mo?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Javier Molina</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Ăn mặn có tốt không?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@aloyisius65?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Brent Pace</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Ăn mặn có tốt không?