T4

Những tên gọi khác

Xét nghiệm Thyroxine

Định nghĩa

Là xét nghiệm đo lượng T4 trong máu.

Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Người lớn và trẻ em:

Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch,thường là ở mặt trong khủy tay hay trên mặt mu bàn tay. Vị trí lấy máu sẽ được sát trùng và phần trên cánh tay được buột dây garô để tạo áp lực cũng như hạn chế máu lưu thông trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp các tĩnh mạch phía dưới dây garô căng lên(chứa đầy máu). Một kim tiêm được đâm vào tĩnh mạch và máu lấy ra sẽ được chứa trong lọ kín hoặc trong ống tiêm(syringe). Trong quá trình lấy máu, dây garô được tháo ra để tái lập tuần hoàn. Sau khi lấy máu, kim tiêm sẽ được rút ra và vùng lấy máu được băng bó để giúp máu ngưng chảy.

Trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ:

Vùng lấy máu được sát trùng và được đâm bằng một loại kim bén hay bằng lưỡi trích (lancet). Máu được đựng trong một pipette(ống thủy tinh nhỏ),trên lam,trên giấy thử, hoặc trong một lọ nhỏ. Có thể phải dùng bông hay băng ép lên vùng lấy máu nếu máu vẫn tiếp tục chảy.

Chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm

Nhân viên y tế có thể khuyên người bệnh ngưng một số thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm(xem phần những điều cần lưu ý).

Nhũ nhi và trẻ em:

Việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân đối với xét nghiệm này hay bất kỳ xét nghiệm nào khác phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, thái độ, đã từng được xét nghiệm trước đó và mức độ tin tưởng của trẻ. Để có những thông tin chuyên biệt về cách chuẩn bị cho trẻ, hãy xem những bài chuyên đề sau(viết tương ứng với độ tuổi của trẻ):

-          Các xét nghiệm ở trẻ nhũ nhi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ lúc sinh đến 1 tuổi)

-          Các xét nghiệm ở trẻ tập đi hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 1 đến 3 tuổi)

-          Các xét nghiệm ở trẻ mẫu giáo hay những chuẩn bị trước thủ  thuật ( từ 3 đến 6 tuổi)

-          Các xét nghiệm ở trẻ đang đi học hay những chuẩn bị trước thủ thuật (từ 6 đến 12 tuổi)

-          Các xét nghiệm ở trẻ vị thành niên hay những chuẩn bị trước thủ  thuật(từ 12 đến 18 tuổi).

Xét nghiệm có gây đau không?

Khi đâm kim tiêm vào để lấy máu, một số người thấy đau mức độ vừa, trong khi những người còn lại chỉ có cảm giác như khi bị côn trùng đốt hay chích. Sau đó, một số cơn đau nhói có thể xuất hiện.

Tại sao phải làm xét nghiệm này ?

Xét nghiệm này là một phần trong việc đánh giá chức năng tuyến giáp.

Chức năng cuả tuyến giáp khá phức tạp, tuỳ thuộc vào tác dụng của nhiều hormone khác nhau. Một số hormone như T3 có tác dụng trực tiếp trên chức năng của cơ thể. Các hormone khác có chức năng điều hoà sản xuất hormone, nhưng bản thân nó không có tác dụng về mặt sinh lý.

Hormon kích thích tuyến giáp (TSH) là một hormon được bài tiết từ tuyến yên, nó kích thích tổng hợp và bài tiết T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine) từ tuyến giáp. TSH lại chịu sự kích thích của hormone khác là TRH, là hormone được phóng thích từ vùng dưới đồi.

T3 và T4  ức chế ngược trở lại cả TSH và TRH ở người có chức năng tuyến giáp bình thường. Hầu hết hormone tuyến giáp được bài tiết dưới dạng T4, nhưng T3 mới là dạng có hoạt tính, vì vậy T4 chuyển thành T3 ở mộ trong cớ thể.

T4 là hormone chính kiểm soát tốc độ chuyển hoá cơ bản của cơ thể. Cơ chế chính xác của hormone này vẫn chưa được biết rõ. Nhưng điều mà người ta biết rõ là T4 làm tăng nồng độ của nhiều enzyme liên quan đến việc sản sinh năng lượng  trong tất cả các nhân tế bào của cơ thể.

Hầu hết T4 trong cơ thể gắn với protein; vì vậy chỉ có T4 tự do mới có tác dụng bên trong tế bào. Chỉ có 0.03% T4 và  0.3% T3 trong huyết tương ở dạng tự do. Đa số T3 và T4 gắn với globulin, được vận chuyển dưới dạng  TBG ( là một globulin gắn thyroxine), nhưng có một lượng rất ít được gắn với prealbumin và albumin. Nồng độ T3 và T4 chịu ảnh hưởng bởi nồng độ TBG trong máu,  được đo bằng xét nghiệm R3TU . Trong tế bào T4 chuyển thành T3 trước khi nó vào trong nhân và tương tác trực tiếp với DNA, kết quả là giúp tế bào sản xuất protein.

Các yếu tố nguy cơ

-          Chảy máu quá nhiều

-          Choáng hoặc cảm giác chóng mặt

-          Hematôm (khối máu tụ dưới da)

-          Nhiễm trùng(luôn luôn có nguy cơ thấp bất cứ khi nào da bị mất toàn vẹn)

-          Có thể đâm kim nhiều lần trước khi vào được tĩnh mạch

Những điều cần lưu ý

Những thuốc có thể làm tăng nồng độ T4 trong cơ thể gồm: clofibrate, estrogens, methadone, amiodarone, và thuốc ngừa thai uống.

Những thuốc có thể làm giảm nồng độ T4 bao gồm :các steroid chống chuyển hoá, androgens, thuốc kháng giáp,( ví dụ như:propylthiouracil và methimazole), lithium, phenytoin, propranolol, amiodarone, interferon alpha, và interleukin-2.

Kích thước của tĩnh mạch và động mạch thay đổi tuỳ theo người, trên cùng một người cũng khác nhau. Do đó, viêc lấy máu ở những người này có thể khó khăn hơn so với những người khác.

Các giá trị bình thường

Giá trị bình thường thay đổi chút đỉnh tuỳ theo phòng xét nghiệm. T4 bình thường là :từ 4.5 đến 11.2 mcg/dl.

Các kết quả bất thường

Kết quả thyroxine cao hơn mức bình thường và TSH thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong.

·         Cường giáp

-          Bệnh Graves" (hay Basedow)

-          Nhân độc tuyến giáp

-          Viêm tuyến giáp bán cấp hay mãn

-          Bệnh Hashimoto"s giai đoạn sớm

-          Cường giáp do ăn nhiều iode

-          U tế bào mầm

-          Bệnh lý lá phôi

Kết quả T4 thấp hơn mức bình thường có thể gặp trong:

·         Nhược giáp ( gồm bệnh Hashimoto"s giai đoạn trễ,  bệnh đần, phù niêm, bệnh bướu giáp, sau xạ trị bằng iode hay phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, xơ cứng bì, xạ trị vùng cổ vì ung thư đầu cổ.)

·         Giảm biến đổi  T3 thành T4, gặp trong:

·         Suy dinh dưỡng

·         Bệnh hệ thống

·         Nhịn đói

·         Dùng một số thuốc như:dexamethasone, propranolol, lithium, iodine, methimazole, propylthiouracil, interferon alfa, interleukin-2, và amiodarone

Những bệnh cần phải làm xét nghiệm này là:

·         Thiểu năng tuyến yên

·         Nhược giáp : nguyên phát

·         Nhược giáp : thứ phát

·         Liệt chu kỳ do ngộ độc giáp

Có thể bạn quan tâm