Tìm hiểu về xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào ?

Máu được lấy là máu tĩnh mạch, lấy máu ở cổ tay, khuỷu tau, bàn tay hay lấy máu ở tĩnh mạch bẹn.

Trước tiên, điều dưỡng sẽ sát trùng vùng cần đâm kim để lấy máu, dùng dây garrot hoặc dùng bao quấn của máy đo huyết áp để ngăn dòng máu từ tĩnh mạch trở về, giúp máu được lấy dễ dàng hơn. Điều dưỡng dùng kim chích vào tĩnh mạch, kim được gắn vào xi-lanh để rút máu ra, sau đó máu được cho vào lọ hay vào trong ống nghiệm rồi mang đến phòng xét nghiệm. Sau khi rút máu xong, garrot hay băng quấn lúc nảy được tháo ra, máu lưu thông trở lại bình thường. Khi đã lấy máu xong, người ta sẽ vứt kim ( kim dùng một lần rồi bỏ nhằm tránh lây bệnh cho người khác) vào nơi huỷ kim. Nơi chích sẽ được đặt một miếng gòn, băng cầm máu hoặc bằng băng keo dán.

Cần phải chuẩn bị xét nghiệm này như thế nào?

Cần phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ thật đầy đủ trước khi tiến hành xét nghiệm này hay bất kỳ thủ thuật nào, tuỳ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, sự chú ý của trẻ và trẻ đã trải qua xét nghiệm lần nào chưa, và mức độ tin tưởng của trẻ  

Xét nghiệm này làm có đau không?

Khi đâm kim vào mạch máu, một số người có cảm giác đau vừa phải, một số người khác có cảm giác thốn đau. Nhưng về sau sẽ không còn cảm thấy đau nữa.

Tại sao phải làm xét nghiệm này ?

 Mỗi người mang một nhóm máu riêng và duy nhất. Mỗi người đều có yếu tố nhận dạng riêng trên tế bào cho phép cơ thể của họ nhận biết được những tế bào nào thuộc về họ. A và B là hai yếu tố nhận diện thường gặp và quan trọng. Người có nhóm máu O, thì trên bề mặt hồng cầu của họ không có kháng nguyên A và B. Ngoài ra còn có yếu tố nhận diện khác , hay kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là yếu tố Rh. Yếu tố kháng nguyên này có mặt trong máu bạn dưới dạng Rh+ hay  Rh- .

Định nhóm máu ABO được tiến hành 2 bước: định nhóm xuôi và định nhóm ngược. Đầu tiên, máu bạn được trộn với kháng huyết thanh A (huyết thanh có chứa kháng thể chống lại nhóm máu A), rồi trộn với kháng huyết thanh B( huyết thanh có chứa kháng thể chống lại nhóm máu B).  Việc xác định nhóm máu là dựa trên có hay không có phản ứng ngưng kết khi có mặt các huyết thanh này. Các tế bào hồng cầu chỉ ngưng kết khi kháng nguyên A  gặp kháng thể kháng huyết thanh A hay kháng nguyên B gặp kháng thể kháng huyết thanh B. Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ thấy được hiên tượng ngưng kết này khi máu và huyết thanh trộn chung trong ống nghiệm.

 Bước thứ hai  bao gồm sự sắp xếp lại huyết thanh của bạn (phần dịch mà không có tế bào máu) với máu đã biết nhóm A hoặc B hoặc  (AB). Với kết quả có được qua hai bước này, nhóm máu của bạn có thể được xác định một cách chính xác.

Nhóm máu Rh giống với nhóm máu ABO. Ở đây máu bạn được cho trộn với huyết thanh có chứa kháng thể kháng Rh, rồi sau đó quan sát sự kết tụ. Nếu có kết tụ xảy ra, máu bạn có Rh +. Nếu kết tụ không xảy ra, thì máu bạn có Rh-.

Xác định nhóm máu đặc biệt quan trọng trong suốt thai kỳ. Nếu người mẹ có Rh +  thì người cha cũng cần phải thử Rh. Nếu người cha có Rh +, khi đó người mẹ cần phải được điều trị phòng ngừa kháng thể hình thành từ huyết thanh của người mẹ. Các kháng thể này có thể gây hại cho thai nhi nếu không được điều trị .

 Xét nghiệm nhóm máu cũng rất cần thiết trước khi truyền máu.

Nguy cơ khi lấy máu làm xét nghiệm?

  • Làm mất nhiều máu
  • Choáng hay cảm thấy choáng váng
  • Tụ máu dưới da( sưng bầm chỗ chích)
  • Nhiễm trùng( nếu da bị tổn thương)
  • Nhiều vết đâm vào tĩnh mạch

Những điều cần lưu ý

Ngoài ra, còn có một số kháng nguyên chính (A,B và Rh). Một số kháng nguyên phụ không nằm trong xét nghiệm thường qui để định nhóm máu.Nếu nó không được nhận dạng có thể gây ra phản ứng truyền máu, nhưng thường thì nhẹ hơn so với bất tương hợp nhóm máu chính.

Các kháng nguyên phụ này (nhóm máu phụ) có thể phát hiện bằng phản ứng chéo, phản ứng này được thực hiện bằng cách trộn huyết tương người nhận với hồng cầu người cho máu.

Giá trị bình thường

Bảng tương thích nhóm máu của người cho và người nhận

·         Định nhóm máu theo chiều thuận:

o        nếu máu bạn gắn kết với kháng nguyên A, bạn sẽ có nhóm máu A.

o        nếu máu bạn gắn kết với kháng nguyên B, bạn sẽ có nhóm máu B.

o        nếu máu bạn gắn kết với cả kháng nguyên A lẫn B khi đó bạn sẽ có nhóm máu AB.

o        Nếu máu bạn không gắn kết trong huyết thanh tương ứng thì bạn sẽ có nhóm máu O.

o        Nếu máu bạn ngưng kết khi kết hợp với huyết thanh kháng Rh, khi đó máu bạn là Rh+

o        Nếu máu bạn không ngưng kết khi kết hợp với huyết thanh kháng Rh, khi đó máu bạn là Rh-

·         Xác định nhóm máu theo chiều nghịch:

o        Sự ngưng kết của tế bào máu xảy ra khi trộn huyết thanh của bạn với tế bào hồng cầu máu B, thì bạn  mang nhóm máu A.

o        Sự ngưng kết của tế bào máu xảy ra khi trộn huyết thanh của bạn  với tế bào hồng cầu máu A, thì máu của bạn sẽ thuộc nhóm máu B.

o        Sự ngưng kết của tế bào máu xảy ra khi trộn huyết thanh của bạn với cả hai loại tế bào máu (A, B), thì máu của bạn sẽ thuộc nhóm máu O

o        Không có hiện tượng ngưng kết xảy ra khi trộn huyết thanh của bạn với cả hai nhóm máu, thì nhóm máu của bạn thuộc nhóm máu AB.

·         Truyền máu:

o        Nếu bạn có nhóm máu  A,  bạn có thể nhận máu  truyền từ người có nhóm máu A hoặc O.

o        Nếu bạn có nhóm máu B,  bạn có thể nhận máu  truyền từ người có nhóm máu B hoặc O.

o        Nếu bạn có nhóm máu AB,  bạn có thể nhận máu  truyền từ người có nhóm máu A, B, AB và O.

o        Nếu bạn có nhóm máu O,  bạn chỉ có thể nhận máu  truyền từ người có cùng nhóm máu O.

o        Nếu máu bạn có Rh+, bạn có thể nhận máu truyền từ người có  Rh+ và Rh-

o        Nếu máu bạn có Rh, khi đó bạn chỉ có thể nhận máu truyền từ người có Rh-.

Chú ý: bạn nên báo cho cơ sở y tế biết nếu bạn đã từng có phản ứng khi truyền máu và cho họ biết rõ về những sản phẩm máu nào mà bạn đã truyền

 

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.