Khoảng trống Anion

Khoảng trống Anion (AG) là sự chênh lệch giữa các cation và anion ở phần ngoại bào. Khoảng trống anion thường hay được đo trong phòng xét nghiệm. (Ví dụ, AG = [Na+ + K+] – [Cl- + HCO3-])

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm khoảng trống anion

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm khoảng trống anion là gì?

Khoảng trống Anion (AG) là sự chênh lệch giữa các cation và anion ở phần ngoại bào. Khoảng trống anion thường hay được đo trong phòng xét nghiệm. (Ví dụ, AG = [Na+ + K+] – [Cl- + HCO3-])

Những tính toán này cho phép bác sĩ xác định được nguyên nhân bạn bị nhiễm toan chuyển hóa ví dụ như do sự tích tụ của acid lactic (biến chứng của tình trạng sốc do mất máu quá nhiều hay khó thở) hay do sự tích tụ của các ceton trong máu (biến chứng của bệnh đái tháo đường) và xét nghiệm cũng cho biết lượng bicarbonate để trung hòa chúng và duy trì pH trong máu.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion?

Tính toán khoảng trống anion để đánh giá bệnh nhân mắc các rối loạn liên quan đến tình trạng kiềm hay toan trong máu. Xét nghiệm được dùng để xác định phần nào đó nguyên nhân của rối loạn, và đồng thời để theo dõi quá trình chữa trị các rối loạn kiềm-toan. Bác sĩ sẽ dùng xét nghiệm này để tìm ra một số bệnh sau đây:

  • Nhiễm toan ceton máu do đái tháo đường;
  • Nhiễm độc axit salicylic;
  • Tích tụ axit lactic do mất máu quá nhiều hay khó thở;
  • Suy thận;
  • Mất nước và các ion qua đường tiêu hóa do nôn ói hay qua mồ hôi;
  • Mất nước và các ion qua thận.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion ?

Những tác nhân có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm như:

  • Tăng mỡ máu có thể gây ra giảm lượng natri đo được và làm giảm khoảng trống anion so với thực tế.
  • Giá trị bình thường của khoảng trống anion thì không giống nhau giữa các phòng xét nghiệm, vì mỗi phòng dùng một phương pháp đo lường khác nhau. Thông thường mỗi phòng xét nghiệm sẽ in kèm giá trị bình thường cùng với kết quả xét nghiệm.
  • Những loại thuốc tăng khoảng trống có rất nhiều như: Thuốc ức chế carbon anhydrase, ethanol, methanol, salicylate.
  • Những loại thuốc giảm khoảng trống như: acetazolamide, lithium, spironolactone, và sulindac

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.

Nói chung đây là xét nghiệm lấy máu. Bạn không cần phải chuẩn bị gì đặc biệt trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không cần phải nhịn ăn hay uống trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Ngày đi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn

Quy trình thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm khoảng trống anion?

Bác sĩ, điều dưỡng hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm. Mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

  • 16±4 mEq/L (nếu Kali được sử dụng trong tính toán);
  • 12±4 mEq/L (nếu Kali không được sử dụng trong tính toán.).

Kết quả bất thường:

Chỉ số tăng cho thấy bạn có nguy cơ:

  • Nhiễm toan lactic;
  • Nhiễm toan ceton do đái đường;
  • Nhiễm toan ceton do rượu;
  • Thiếu ăn;
  • Suy thận;
  • Nhiễm toan ống thận;
  • Tăng lượng bicarbonate thất thoát qua đường tiêu hoá;
  • Hội chứng giảm aldosterone.

Chỉ số giảm cho thấy bạn có nguy cơ:

  • Kiềm hoá đường tiêu hoá quá mức;
  • Đa u tuỷ xương;
  • Nôn kéo dài;
  • Súc rửa dạ dày;
  • Giảm protein máu;
  • Ngộ độc liti;
  • Ngộ độc brom (từ thuốc ho).

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.