Làm sao để lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@timberfoster?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Tim Foster</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Làm sao để lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe?

Bạn ăn bánh mì thường xuyên, nhưng đã bao giờ thắc mắc về thành phần dinh dưỡng trong loại bánh mì mình đang ăn hay chưa? Vậy làm thế nào để lựa chọn loại bánh mì tốt cho sức khoẻ?

Đã bao giờ ăn bánh mì và nghĩ rằng loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe hay không? Thực tế là không phải loại bánh mì nào cũng tốt. Nếu loại bánh mì đó có nguyên liệu từ những loại ngũ cốc có từ thời xa xưa như lúa mì spenta, lúa mạch, diêm mạch và hạt amaranth thì nó mới tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.

Hãy là người tiêu dùng thông minh qua tìm hiểu những loại bánh mì tốt cho sức khoẻ dưới đây bạn nhé.

Các loại bánh mì lành mạnh cho sức khỏe

Trong một nghiên cứu trên 45 người khỏe mạnh bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi khoảng 50 tuổi, các nhà khoa học yêu cầu họ đổi tất cả những loại bánh mì đang dùng như bánh mì trắng, tinh bột, nguyên hạt sang bánh mì ngũ cốc truyền thống hoặc hiện đại. Thông thường, các loại ngũ cốc hiện đại đã qua tinh chế nhiều lần nên chúng ít chất xơ và chất dinh dưỡng. Trong khi đó, các loại ngũ cốc truyền thống cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm, vitamin B, E và khoáng chất hơn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính.

Những người tham gia nghiên cứu phải trải qua 3 sự thay đổi loại bánh mì khác nhau trong chế độ ăn uống của mình, mỗi lần kéo dài 8 tuần. Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, tất cả 45 người này được hướng dẫn duy trì chế độ ăn và thói quen sinh hoạt bình thường, đồng thời chỉ ăn những loại bánh mì theo yêu cầu.

Ở giai đoạn đầu, 22 ứng viên được chọn ngẫu nhiên để yêu cầu thực hiện chế độ ăn hữu cơ. Đây là quá trình khuyến khích sự cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và hạn chế tối đa thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc bổ sung chất dinh dưỡng cho thực phẩm. 23 người còn lại được yêu cầu ăn loại bánh mì có nguồn gốc từ ngũ cốc vùng Verna được trồng theo cách truyền thống.

Ở thời kì thứ 2, tất cả những người tham gia được chỉ định ăn bánh mì làm từ ngũ cốc hiện đại Blasco. Cuối cùng ở giai đoạn ba, cả hai nhóm đều tiêu thụ hai loại bánh mì ngũ cốc truyền thống là Gentil Rosso và Autonomia B. Bên cạnh việc chia thành từng giai đoạn, các nhà nghiên cứu còn tiến hành lấy máu những người tham gia ở thời gian trước, sau mỗi lần thay đổi và cuối đợt nghiên cứu để kiểm tra lượng chất béo, cholesterol và đường glucose cũng như huyết áp và những chỉ số tim mạch khác.

Sau 2 tháng ăn bánh mì làm từ ngũ cốc truyền thống, những nhân tố gây nguy cơ đau tim và đột quỵ ở những người tham gia bao gồm cholesterol, cholesterol LDL xấu và lượng đường trong máu giảm rõ rệt. Quá trình trồng trọt theo phương pháp hữu cơ hay truyền thống không ảnh hưởng gì đến ngũ cốc. Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra lưu ý rằng nghiên cứu này không chứng minh ngũ cốc truyền thống không có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạch hoàn toàn nhưng chúng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh.

Vì vậy bạn nên lựa chọn các loại bánh mì ngũ cốc lành mạnh đưa vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

Sự thật về nguyên liệu các loại bánh mì

Khi bạn đứng giữa một hàng dài nhiều loại bánh mì trong siêu thị, đọc những nhãn hiệu và thành phần ghi trên đó, chắc hẳn bạn sẽ vô cùng phân vân không biết loại nào là tốt nhất. Dưới đây là 3 sự thật về bánh mì có thể khiến bạn có cái nhìn khác hơn.

Bánh mì màu nâu và có thành phần lúa mì thường chứa nhiều chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt

Sự thật nằm ở nguyên liệu đầu tiên ghi trên bao bì bánh. Nếu đó là bột mì hay bột mì trắng giàu dinh dưỡng thì phần lớn nguyên liệu đó sẽ là bột mì trắng chứ không phải bột lúa mì nguyên hạt như bạn nghĩ.

Bánh mì ngũ cốc hay 100% thiên nhiên là lựa chọn tốt nhất

Điều này không hoàn toàn đúng. Bánh mì ngũ cốc hay bánh mì xuất xứ từ nhiên nhiên nghe có vẻ lành mạnh nhưng thực tế lại không được như vậy. Hầu hết những loại bánh này được làm từ loại bột mì đa dụng chưa qua tẩy trắng chứ không phải hoàn toàn từ ngũ cốc hay bột nguyên cám.

Bánh mì lúa mạch là loại 100% ngũ cốc nguyên hạt có chứa lượng chất xơ cao

Đối với loại bánh mì này, nguyên liệu đầu tiên trong nhãn hiệu là bột mì tẩy trắng, nguyên liệu thứ hai thường là nước và cuối cùng mới là bột lúa mạch. Điều này giải thích tại sao phần lớn bánh mì lúa mạch chỉ chứa 1 gam chất xơ trong mỗi lát. Vì thế, bánh mì lúa mạch thường không phải 100% ngũ cốc nguyên hạt.

Làm sao để lựa chọn đúng loại bánh mì

Có rất nhiều cách để chọn mua được loại tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo một số cách như sau.

Đọc kĩ thành phần

Bạn nên đọc đầy đủ thành phần ghi trên bao bì chứ không nên dừng lại khi thấy chữ lúa mì hay ngũ cốc nguyên hạt. Tốt nhất, bạn nên tìm những loại có ghi 100% ngũ cốc hay 100% lúa mì. Nếu loại bánh mì có ghi 100% lúa mì thì nguyên liệu đầu tiên phải ghi là lúa mì. Bạn thường tìm đến loại bánh mì hoàn toàn từ ngũ cốc bởi vì chúng ít béo và không chứa cholesterol, trong một khẩu phần bánh mì có 10 -15% protein và chứa chất xơ lành mạnh, chất kháng tinh bột, khoáng, vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều chất khác. Với thành phần như trên, không có gì lạ khi ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp cho cơ thể nhiều lợi ích như phòng tránh bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, và một số bệnh ung thư.

Xem xét lượng muối

Bạn hãy chú ý đến lượng muối trong bánh mì. Các nhà sản xuất thường thêm muối vào bánh mì để kiểm soát hoạt động của men và tăng hương vị. Nếu bạn ăn 3 lát bánh mì ngũ cốc một ngày thì bạn đã nạp đến 600 mg muối trong ngày. Chỉ số này nghe tuy không cao nhưng nó chiếm tới 1/3 lượng muối giới hạn mỗi ngày.

Chú ý đến khối lượng

Khi so sánh các sản phẩm bánh mì, bạn nên nhìn kĩ khối lượng ghi trên bao bì. Một vài lát bánh mì có thể to hơn những loại còn lại.

Bánh mì lạt không phải lúc nào cũng tốt

Có nhiều hãng bánh mì quảng cáo rằng sản phẩm của họ chứa ít calo và thường dùng từ “bánh mì lạt” trên nhãn hoặc bao bì. Thông thường, những loại bánh mì này chỉ là loại có kích thước nhỏ và được bổ sung thêm chất xơ.

Hi vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn lựa chọn được bánh mì tốt cho sức khỏe nhé.

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chrishcush?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Christian Bowen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh