Làm thế nào để có thể tự tính chỉ số BMI?
Photo by Enken -1998 on Unsplash

Làm thế nào để có thể tự tính chỉ số BMI?

Bạn có từng nghe nói về chỉ số BMI? Bạn có biết chỉ số BMI dùng để đo lường khối lượng cơ thể? Và làm thế nào để tính chỉ số BMI? Hãy cùng HSSK tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chỉ số cơ thể (BMI) là chỉ số đo lường lượng mỡ trong cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao. Đo BMI thích hợp cho nam giới và nữ giới đã trưởng thành từ 20 tuổi trở lên. Đối với trẻ em trên 2 tuổi, đo chỉ số BMI là phương pháp phù hợp nhất để xác định lượng mỡ trong cơ thể.

Đo chỉ số BMI không phải phương pháp đo lường trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng BMI liên quan đến việc đo lường trực tiếp lượng mỡ cơ thể như đo trọng lượng cơ thể dưới nước và đo mức độ hấp phụ năng lượng tia X kép (DXA). Vì thế, nhiều người lựa chọn phương pháp đo BMI vì nó không tốn kém và dễ dàng thực hiện mà không cần phải sử dụng các công cụ đo lường trên.

BMI là gì?

  • Người ta dùng BMI như một công cụ điều tra tình trạng cơ thể để chỉ ra rằng người đó nhẹ cân, thừa cân, béo phì hay khỏe mạnh;
  • Nếu chỉ số BMI của một người vượt ngưỡng khỏe mạnh, người đó có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Giá trị chỉ số BMI không phụ thuộc vào tuổi tác và giống nhau về giới tính. Tuy nhiên, chỉ số BMI không chỉ ra mức độ chất béo trong cơ thể giống nhau đối với mỗi người do tỷ lệ cơ thể mỗi người đều khác nhau. Do đó, việc xem xét vấn đề này rất quan trọng. Bạn phải hiểu được chỉ số BMI của bản thân và nên nói cho bác sĩ biết về chỉ số cơ thể trước khi bắt đầu bất cứ chế độ ăn uống điều độ mới nào. Bạn cũng nên nhớ rằng tình trạng thừa cân, nhẹ cân mà chỉ số BMI đưa ra chỉ mang tính tương đối để xác định cân nặng trung bình của một người bình thường. Những người tập thể hình và tập luyện điều độ đôi khi có chỉ số BMI “béo phì”, tuy nhiên điều này là bình thường vì chỉ số BMI chỉ ra tình trạng họ nặng hơn người bình thường – đây là mục tiêu hầu hết những người tập thể hình hướng đến;
  • Chỉ số BMI càng tăng đồng nghĩa nguy cơ mắc bệnh càng cao và mức độ biểu thị chỉ số BMI khác nhau dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Cách tính chỉ số BMI (cho người trưởng thành)

Cách tính chỉ số BMI phụ thuộc vào các công thức dưới đây:

Công thức đo chỉ số BMI dựa vào chiều cao (mét)

Dựa theo đơn vị chiều cao là mét thì cân nặng sẽ dùng đơn vị kilôgam (kg), ta lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Vì chiều cao thường tính bằng đơn vị cen-ti-mét, nên muốn đổi từ cen-ti-mét (cm) qua mét, bạn chỉ cần lấy chiều cao chia 100.

Công thức do BMI theo hệ thống đo lường Anh

Công thức này dùng đơn vị pao (pound) đối với cân nặng và inch đối với chiều cao. Lấy cân nặng của bạn nhân cho số 703 sau đó chia cho bình phương chiều cao (inch2).

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ tính chỉ số BMI online của HSSK cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Phân loại chỉ số BMI

Dưới đây là thông tin tiêu chuẩn của các mức độ của chỉ số BMI ở người trưởng thành:

BMI dưới 18,5

Chỉ số BMI dưới 18,5 cho thấy bạn đang ở tình trạng nhẹ cân và cần tăng cân thêm. Bạn nên hỏi xin ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý.

BMI khoảng 18,5−24,9

Chỉ số BMI ở khoảng này cho thấy bạn có cân nặng phù hợp và khỏe mạnh. Bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu duy trì được chỉ số này.

BMI khoảng 2529,9

Chỉ số BMI từ 25−29,9 cho thấy bạn đang trong tình trạng thừa cân nhẹ. Bạn nên giảm cân nhưng đừng giảm quá nhiều. Bạn cần hỏi xin lời khuyên của bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.

BMI từ 30 trở lên

Chỉ số BMI trên 30 cho thấy bạn đang bị béo phì. Bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nếu bạn không thực hiện chế độ giảm cân. Bạn cần gặp và nói chuyện với bác sĩ để xin lời khuyên.

Sau khi tìm hiểu về BMI, bạn hãy thử dùng phương pháp đo BMI để hiểu thêm về tình trạng cơ thể của mình nhé. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.