Uống trà nhiều có tốt không?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@charlfolscher?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Charl Folscher</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Uống trà nhiều có tốt không?

Uống trà mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà nhiều có tốt không? Nếu biết rõ câu trả lời, bạn sẽ không lạm dụng thức uống này.

Trà là một trong những thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích với các loại đặc trưng như:

  • Hồng trà, còn gọi là trà đen
  • Trà xanh
  • Trà ô long

Theo y học cổ truyền, tác dụng của trà có khả năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như:

  • Ung thư
  • Béo phì
  • Đái tháo đường (tiểu đường)
  • Các bệnh về tim

Chính vì vậy, không ít người tin rằng họ có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tập thói quen uống trà thường xuyên. Tuy nhiên, liệu rằng uống nhiều trà có tốt không?

Uống trà nhiều có tốt không?

Mặc dù không ít nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của loại đồ uống này nhưng thực tế, uống quá nhiều trà mỗi ngày (quá 3 – 4 ly, tương đương 710 – 950ml) bạn có thể gặp phải tác hại của trà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

9 tác hại của thói quen uống trà nhiều: có thể bạn chưa biết

Theo các nhà nghiên cứu, thói quen uống trà thay nước lọc có nguy cơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe sau:

1. Giảm khả năng hấp thu sắt

Trà là nguồn cung cấp tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng tương tác với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo hệ quả thiếu hụt hồng cầu.

Mặt khác, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn vẫn nên uống ít hơn 710ml trà mỗi ngày.

Thêm vào đó, nếu nồng độ sắt trong cơ thể thấp và trà là món uống ưa thích của bạn, hãy cân nhắc việc thưởng thức nó giữa các bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tannin đến khả năng hấp thụ sắt.

2. Tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn

Tương tự cà phê, lá trà cũng chứa rất nhiều caffeine. Việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine có nguy cơ góp phần tạo nên cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc bồn chồn.

Theo nghiên cứu, hồng trà có xu hướng chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Bên cạnh đó, thời gian ngâm lá trà càng lâu, lượng caffeine tiết ra trong ly trà càng nhiều.

Do đó, nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng sau mỗi lần uống trà, hãy hạn chế thói quen này lại để làm thuyên giảm triệu chứng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà hoa quả…

3. Khó ngủ: tác dụng phụ điển hình của thói quen uống trà nhiều

Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của một người. Điều này xuất phát từ việc caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ.

Thói quen uống trà vào buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ, dù bạn uống nhiều hay ít.

Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như:

  • Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược thần kinh
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất khả năng tập trung
  • Béo phì
  • Kiểm soát lượng đường trong máu kém

Cơ thể sẽ cần ít nhất 6 giờ để xử lý caffeine. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn không nên uống trà sau 3h chiều.

4. Buồn nôn

Uống nước chè có tốt không? Ở một chừng mực nào đó, nước chè mang lại nhiều lợi ích. Song nếu uống quá nhiều nước chè sẽ bị phản tác dụng.

Một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi chúng được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng rỗng. Cụ thể hơn, chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa, từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn…

Khi bụng rỗng, sự hiện diện của caffeine từ trà có thể khiến bạn khó chịu vô cùng.

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thêm thức ăn nhẹ hoặc cho thêm ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích ứng tiêu hóa của tannin sẽ giảm đi đáng kể.

5. Uống trà nhiều có tốt không? Dễ gây ợ nóng

Gây ợ nóng là một tác dụng phụ khác của việc hấp thụ quá nhiều caffeine. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn khiến các triệu chứng trào ngược axit dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách làm cho cơ thắt ngăn giữa dạ dày và thực quản thả lỏng, từ đó cho phép dịch bao tử dễ dàng chảy ngược lên thực quản.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng caffeine góp phần làm tăng nồng độ axit trong dịch dạ dày.

6. Biến chứng thai kỳ

Theo một số bác sĩ sản khoa, thói quen uống trà hoặc những thức uống chứa nhiều caffeine tương tự của mẹ bầu rất dễ làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng thai kỳ, ví dụ như sẩy thai hoặc bé sau khi sinh không đạt trọng lượng tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, giả thiết trên vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định độ tin cậy. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến nghị phụ nữ mang thai cần cẩn thận khi thưởng thức trà.

Ngoài ra, mặc dù trà thảo mộc tương đối lành tính do không chứa caffeine nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý do một số thảo dược, chẳng hạn như cam thảo, có thể gây ra tình trạng chuyển dạ sớm.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên cân nhắc thói quen uống trà của mình.

7. Uống trà nhiều có tốt không? Không thể không kể đến đau đầu

Thực tế, trong một số trường hợp, đôi khi tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải có thể giúp bạn xoa dịu một số loại đau đầu. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng.

Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển chứng đau đầu mạn tính.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác lượng caffeine cần thiết để “kích hoạt” cơn đau đầu nhưng họ vẫn khuyến khích mọi người nên hạn chế thưởng thức các món uống chứa hoạt chất trên, bao gồm cả trà.

Tuy vậy, thực tế không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy thử giảm bớt hoặc loại hẳn thức uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày một thời gian, đồng thời quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.

8. Chóng mặt

So với đau đầu, tình trạng chóng mặt sau khi uống trà ít xảy ra hơn. Tuy vậy, triệu chứng này vẫn được xem là một đáp án cho vấn đề “Uống trà nhiều có tốt không?”.

Đồng thời, bạn có thể bị chóng mặt nếu uống khoảng 1,4 – 2,8 lít trà trong một ngày, tùy vào độ mẫn cảm với caffeine của bạn.

9. Uống trà nhiều dễ gây nghiện caffeine

Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này.

Thói quen tiêu thụ trà với hàm lượng lớn có nguy cơ khiến bạn trở nên phụ thuộc vào caffeine.

Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong ba ngày liên tục.

Công dụng của trà không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề uống trà nhiều có tốt không, hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê
Photo by <a href='https://unsplash.com/@seffen99?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Sven Brandsma</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê

Tác dụng phụ của gừng
Photo by <a href='https://unsplash.com/@joshmillgate?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Josh Millgate</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng phụ của gừng

Chóng mặt, buồn nôn có thể do dùng vitamin quá liều
Photo by <a href='https://unsplash.com/@kuanish?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Kuanish Reymbaev</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Chóng mặt, buồn nôn có thể do dùng vitamin quá liều

Tác dụng của rau má chữa được nhiều bệnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ninjason?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jason Leung</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của rau má chữa được nhiều bệnh

Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@20164rhodi?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Rhodi Lopez</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe