Thức ăn nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và xử trí thế nào?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@brookelark?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Brooke Lark</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Thức ăn nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và xử trí thế nào?

Sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn ôi thiu là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng và hầu hết các trường hợp mắc phải có thể bình phục sau vài ngày. Thủ phạm khiến thực phẩm bị ôi thiu chính là các vi khuẩn salmonella, E.coli và Norovirus.

Điều gì khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn?

Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất hoặc chế biến như:

  • Thực phẩm không được nấu chín;
  • Thực phẩm không được bảo quản, đặc biệt là các loại thực phẩm cần bảo quản dưới 5oC;
  • Để thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài;
  • Thức phẩm không được hâm nóng trước khi sử dụng;
  • Chạm vào thức ăn khi bị bệnh họặc tay không sạch;
  • Sử dụng các loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng;
  • Sự nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm bị ôi thiêu.

Mẹ nên làm gì khi thức ăn bị nhiễm khuẩn?

Hầu hết các thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể giải quyết ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý dưới đây:

Thực phẩm rau quả chưa qua chế biến có chứa vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn Listeria có thể lây nhiễm trên một số loại trái cây như dưa lưới hay một số thực phẩm đã qua chế biến khác như phô mai. Các triệu chứng của nhiễm vi khuẩn Listeria bao gồm sốt, đau cơ, đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng này có thể xảy ra trong 2 ngày đến 2 tháng sau khi tiếp xúc.

Cách tốt nhất để đảm bảm an toàn cho sức khỏe của cả gia đình là mẹ hãy làm sạch thực phẩm và để ráo trước khi cắt. Những thực phẩm này cần được lưu trữ trong tủ lạnh dưới 4oC.

Sữa không tiệt trùng

Các sản phẩm làm từ sữa, bao gồm sữa chua và pho-mát mềm có thể bị nhiễm khuẩn. Listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh. Do đó, đôi khi bảo quản trong tủ lạnh cũng không thể ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn. Những người có nguy có bị bệnh cao là người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tốt nhất là bạn nên kiểm tra nhãn mác của sản phẩm trước khi mua và hãy chắc chắn rằng những thực phẩm này đã được đánh dấu tiệt trùng.

Thịt đóng hộp và xúc xích

Đôi khi nhiễm khuẩn có thể tiềm ẩn trong nhà máy chế biến thực phẩm và trú ẩn ở đó nhiều năm. Sử dụng nhiệt độ cao mới có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể bị nhiễm khuẩn trong suốt quá trình chế biến và bảo quản thức ăn. Để tránh điều này, bạn không nên lưu trữ quá nhiều thức ăn nấu sẵn như thịt đóng hộp và xúc xích mà hãy sử dụng thức ăn hết theo ngày. Đối với các loại xúc xích, bạn nên làm nóng ở nhiệt độ khoảng 75oC.

Các loại gia cầm và trứng

Vi khuẩn Salmonella có thể làm hỏng bất kỳ thực phẩm nào. Ăn phải thực phẩm có vi khuẩn này sẽ dẫn đến đau bụng, sốt và tiêu chảy kéo dài 12 đến 72 giờ. Bệnh thường kéo dài 4 đến 7 ngày. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hạn chế ăn trứng sống hoặc thức ăn tái. Bạn cần nấu chín các loại gia cầm ở nhiệt độ khoảng 75oC. Khi chế biến, bạn cần giữ thịt gia cầm sống tách biệt với gia cầm nấu chín và thực phẩm khác. Sau khi chế biến, bạn luôn luôn rửa tay, thớt, đồ dùng và bàn với nước ấm và xà phòng.

Thịt bò băm nhỏ

Vi khuẩn E.coli sống trong ruột của gia súc và có thể làm ô nhiễm thịt bò trong quá trình giết mổ. Thịt bò băm nhỏ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Các triệu chứng của nhiễm E.coli bao gồm đau quặn bụng, tiêu chảy và ói mửa. Tình trạng bệnh có thể rõ ràng hơn sau vài ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn ở những người dễ bị tổn thương và kéo dài khoảng một tuần. Để an toàn, bạn cần chế biến thực phẩm thật chín (75 oC, sau khi chế biến xong, các thực phẩm không còn màu hồng ở trung tâm), rửa bát đĩa và cả nhiệt kế để đo nhiệt độ thịt với nước ấm và xà phòng.

Thực phẩm đóng hộp

Boturism là một chất gây gây tử vong có trong thực phẩm đóng hộp. Thực phẩm đóng hộp đặc biệt có nguy cơ chứa Boturism cao như mật ong, thịt được bảo dưỡng và lên men, hun khói hoặc cá muối. Trẻ em là nhóm có nguy cơ bị bệnh cao nhất. Các triệu chứng bao gồm đau bụng hoặc cơ trở nên yếu. Nếu có triệu chứng như trên, bạn hãy đến bác sĩ để được kiểm tra ngay.

Đối với mật ong, bố mẹ không nên cho trẻ em dưới 12 tháng sử dụng. Bạn không nên sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị phồng, rò rỉ hoặc có mùi hôi.

Bạn cần làm gì nếu ăn nhầm thực phẩm bị nhiễm khuẩn?

Một số trường hợp mà bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn như:

  • Bạn gặp các triệu chứng nghiêm trọng như nôn quá nhiều lần;
  • Tình trạng bệnh không cải thiện sau một vài ngày;
  • Bạn đang mang thai;
  • Bạn trên 60 tuổi;

Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể gửi đi một mẫu phân để phân tích và kê thuốc kháng sinh hoặc khuyên bạn nên đến điều trị ở các bệnh viện để được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.

Khi bị ngộ độc thức ăn, bạn cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước. Hãy cố gắng uống nhiều nước nhé, ngay cả khi bạn chỉ có thể nhâm nhi nó.

Bạn cũng cần cố gắng chia nhỏ các bữa ăn. Khi cơ thể vừa ổn định bạn nên ăn thức ăn nhạt như bánh mì nướng, bánh quy giòn, chuối và cơm trắng cho đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.

Thức ăn lành mạnh cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng không được bảo quản đúng cách sẽ dễ gây ra các mầm bệnh cho gia đình bạn. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý các thức ăn bị nhiễm khuẩn sẽ giúp những thành viên trong tổ ấm của bạn sống khỏe hơn mỗi ngày.

Bạn có thể xem thêm:

  • Đừng để ngộ độc từ thức ăn thừa
  • 4 nguyên tắc cần nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm
  • Trà matcha và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Tầm quan trọng của axit amin khi thiếu hụt protein
Photo by <a href='https://unsplash.com/@victorfreitas?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Victor Freitas</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tầm quan trọng của axit amin khi thiếu hụt protein

5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà
Photo by <a href='https://unsplash.com/@alexmunsell?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Alex Munsell</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

5 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho cả nhà

12 điều bạn nên thuộc nằm lòng khi sử dụng lò vi sóng
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chuttersnap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>CHUTTERSNAP</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

12 điều bạn nên thuộc nằm lòng khi sử dụng lò vi sóng

11 triệu chứng thiếu vitamin C và cách bổ sung phù hợp từ thực phẩm
Photo by <a href='https://unsplash.com/@joannakosinska?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Joanna Kosinska</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

11 triệu chứng thiếu vitamin C và cách bổ sung phù hợp từ thực phẩm

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay
Photo by <a href='https://unsplash.com/@brookelark?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Brooke Lark</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay