3 mẹo đơn giản giúp các bà nội trợ nhận biết dầu ăn độc hại
Photo by <a href='https://unsplash.com/@cleostra?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>cleo stracuzza</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

3 mẹo đơn giản giúp các bà nội trợ nhận biết dầu ăn độc hại

Dầu ăn độc hại được xem là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch ở nước ta. Trước thực trạng dầu kém chất lượng bày bán la liệt trên thị trường, các bà nội trợ thông thái cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lựa chọn dầu ăn để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Bạn có biết 99% dầu ăn bán ở các cửa hàng là dầu ăn đã được tinh chế? Các nhà khoa học đã chứng minh “chất béo chuyển hóa” chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng như các bệnh béo phì, tiểu đường hay các vấn đề về tim mạch.

Ngay cả những loại dầu ăn có nguồn gốc thực vật được cho là an toàn đối với sức khỏe thì sau một thời gian dài bảo quản hoặc sử dụng, dưới những tác động của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ và quá trình oxy hóa, chúng cũng biến chất và gây nguy hại cho người sử dụng. Muốn kiểm tra xem dầu ăn nhà mình có an toàn hay không, các mẹ hãy thử 3 phương pháp đơn giản dưới đây nhé!

Quan sát

Bằng mắt thường, các bà nội trợ có thể quan sát xem dầu ăn có màu vàng không tự nhiên, màu vàng đục hay màu vàng thẫm hay không. Nếu có thì rất có thể những dưỡng chất tự nhiên đã bị lọc bỏ đi khiến dầu ăn có màu vàng tươi bắt mắt rồi đấy.

Đọc kỹ bao bì

Bạn nên đọc kỹ thông tin trên nhãn chai hay bao bì để xác định xem dầu ăn được làm từ ngô, hạt cây bông, hướng dương, đậu nành, dừa, hạt mè, đậu phộng hay hạt cải. Những loại dầu này đều dễ giảm chất lượng khi bị ép nên cần được tinh luyện và khử đi mùi ôi.

Nếu trên bao bì không ghi “siêu nguyên chất” hay “ép lạnh” thì loại dầu tinh luyện này an toàn cho người dùng. Bạn cũng đừng nên quá tin vào thông tin trên sản phẩm. Nhiều kết quả điều tra cho thấy có hàng tá những chai dầu ăn siêu nguyên chất chứa dầu tinh chế độc hại.

Vỏ chai làm từ nhựa kém chất lượng

Dầu ăn có vỏ chai là nhựa trong suốt, kém chất lượng đã qua xử lý công nghiệp và không còn tính năng bảo đảm cho dầu ăn khỏi bị oxy hóa rất có thể nguy hại cho sức khỏe. Có vô số loại dầu ăn kém chất lượng, mất vệ sinh trôi dạt ngoài thị trường nên những người nội trợ chúng ta cần thận trọng với nguyên liệu nấu nướng cho gia đình mình nhé.

Lựa chọn được dầu ăn nguyên chất, không qua xử lý quả thật vô cùng quan trọng. Tốt nhất bạn nên tránh xa dầu thưc vật hay dầu tinh luyện làm từ hạt cải, đậu phộng, đậu nành, hướng dương và ngô. Một nghiên cứu cho thấy có rất nhiều chất béo độc hại có trong dầu ăn, kể cả những loại được cho là tốt cho sức khỏe như dầu ôliu nguyên chất. Ngoài ra, người tiêu dùng còn bị che mắt bởi nhiều khẩu hiệu quảng cáo của các công ty như:

“Cứ là dầu ăn không chứa chất béo chuyển hóa thì tốt”

Chất béo chuyển hóa có trong các loại thức ăn nhanh, thức ăn đóng gói, đồ hộp là tác nhân gây ra các bệnh mãn tính như béo phì, tiểu đường và thậm chí gây tử vong.

Sở dĩ thực phẩm được dán mác “không chứa chất béo chuyển hóa” là vì trong khâu sản xuất người ta đã cho biến chất béo chuyển hóa thành một loại chất béo khác còn nguy hiểm hơn nhiều.

“Dầu ăn thực vật như dầu hạt cải và dầu hướng dương thì tốt”

Như đã nói ở trên, dầu thực vật đúng là rất tốt cho sức khỏe nhưng khi bị tinh chế thì toàn bộ vitamin và chất dinh dưỡng không còn nữa, đồng thời dầu ăn sẽ trở nên độc hại.

“Dầu ôliu nguyên chất hoàn toàn tốt cho sức khỏe”

Nhận định này chỉ đúng phần nào đó thôi vì phần lớn dầu ôliu bạn tìm thấy trong các cửa hàng đều không phải nguyên chất. Nghiên cứu cho thấy, các nhà sản xuất đã trộn lẫn dầu ôliu với dầu tinh chế kém chất lượng. Có đến 69% “dầu ôliu siêu nguyên chất” được bán tràn lan trên thị trường là giả.

Là một người tiêu dùng thông minh, một bà nội trợ kiểu mẫu, bạn hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm an toàn để luôn có bữa ăn ngon trọn vẹn cùng gia đình thân yêu của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@cdc?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>CDC</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@justin_ziadeh?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Justin Ziadeh</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Vai trò của chất béo và cách bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe

3 nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bạn nên cẩn trọng
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ahmed12abbas?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ahmed Abbas</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

3 nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bạn nên cẩn trọng

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jamie452?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jamie Street</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

Chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@dmtors?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Derek Torsani</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa