Phát hiện mới: tính toán calo khi giảm cân là sai lầm!
Photo by <a href='https://unsplash.com/@timmossholder?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Tim Mossholder</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Phát hiện mới: tính toán calo khi giảm cân là sai lầm!

Đã có nhiều nhận định sai lầm rằng giảm cân vô cùng khó bởi vì calo không chịu mất đi. Thực tế rằng, tiêu hao calo chỉ là 1 phần trong kế hoạch giảm cân mà thôi, tính toán calo là một sai lầm!

Khi nhìn vào chế độ dinh dưỡng và lối sống của một người, tôi thường thấy rằng họ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng. Cơ thể họ đang trên bờ vực gục ngã bởi những chất độc tích tụ do việc ăn uống vô độ và cơ chế trao đổi chất đi xuống trầm trọng. Vậy nên, chúng ta cần có một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và gạt phăng việc đếm năng lượng (calo) ra khỏi đầu ngay đi vì nếu cơ thể bạn khỏe mạnh và cân bằng, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy no và không cần ăn quá nhiều.

Công thức 3500 calo không còn đúng

Theo lý thuyết, 454 g chất béo chứa 3500kcal năng lượng. Vì vậy, để mất 454 g chất béo, bạn chỉ cần ăn ít hơn 3.500 calo so với nhu cầu của cơ thể. Ta tạm gọi lý thuyết này là công thức 3500.

Đầu tiên, calo không phải là một con số chính xác. Đây là những giá trị chung thể hiện trong toàn bộ nhóm thực phẩm. Quan trọng hơn, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của con người (tiếng Anh là basal metabolic rates, dùng để nói về sốcalo) chỉ mang tính ước đoán. Cách duy nhất để đo lường chính xác BMR là dùng một máy phân tích khí. Không bao giờ có công thức cân nặng và chiều cao chính xác để ước tính số năng lượng mà một tế bào đã dùng. Lí do đơn giản là vì hai người có thể cùng một chiều cao và cân nặng, nhưng lại có cấu trúc và quy trình chuyển hóa hoàn toàn khác nhau.

Vậy nên, việc đếm calo chỉ nhằm mục đích giảm thiểu sự ước đoán sai lầm. Vậy nếu công thức đó cho ra con số không chính xác thì sao?

Giờ là lúc nhìn vào quá trình sinh học của bản thân bạn

Hãy tạm quên đi những giá trị năng lượng và nhìn vào cách cơ thể phản ứng với việc giảm calo. Cơ thể bạn không biết rằng bạn đang cố gắng để giảm cân mà chỉ nghĩ rằng bạn đang mắc kẹt trong một khu vực hẻo lánh nào đó thiếu thức ăn. Vậy nên, nó sẽ cố gắng điều chỉnh để giúp bạn tồn tại.

Lúc này, cơ thể sẽ làm việc trong tình trạng thiếu calo, nên nó cần phải bỏ đi cơ quan tiêu thụ năng lượng nhiều nhất của cơ thể, và đó thường là cơ. Cơ thể của bạn đáng buồn thay vẫn không giảm đi lượng mỡ thừa vì nó sử dụng ít năng lượng hơn để trữ mỡ đề phòng cho các trường hợp xấu nhất.

Cơ thể chúng ta được lập trình để sinh tồn. Trọng lượng có thể giảm khá nhanh lúc bắt đầu, nhưng sau đó cơ thể chúng ta sẽ tự điều chỉnh để làm quen với sự thiếu hụt năng lượng, thực phẩm và hấp thụ ít calo hơn. Sau đó phần cơ bị mất đi, chất béo vẫn được lưu trữ và khiến quá trình chuyển hóa bị chậm đáng kể. Dù thế nào chăng nữa, cơ thể chúng ta vẫn có thể tồn tại được.

Vào năm 1917, Francis Benedict là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm thâm hụt calo. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiên cứu của Francis Benedict và mỗi nghiên cứu tiếp theo đều có kết luận chung đó là tuy có giảm vài cân nhưng sẽ kèm đói lả và mệt mỏi cộng với mong muốn ăn nhiều hơn và làm ít hơn”.

Những nghiên cứu cho thấy “giảm cân đã không còn phù hợp với công thức 3500 – ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn”. Theo Zoe Harcombe, một trong chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Vương quốc Anh, đây chưa bao giờ là phương pháp hiệu quả và trọng lượng sẽ bị lấy lại sau một khoảng thời gian.

Vào năm 1945, nghiên cứu của Harcombe có tên gọi là Thí nghiệm nạn đói Minnesota được trình làng. “36 người đàn ông chỉ ăn 1.500-1.600 calo một ngày và phải tuân theo lịch trình đi bộ mỗi ngày. Họ mất đi một phần nhỏ trọng lượng mà công thức 3500 có thể dự đoán. Họ biến thành đói, đau khổ và cơn đói không ngừng dày vò bản thân. Trong thời hạn sáu tháng, các nhà nghiên cứu thấy rằng càng ngày càng khó để giảm thêm bất cứ kí lô nào, ngay cả khi đã giảm lượng calo xuống còn khoảng 1.000 calo một ngày. Khi được giảm cân dựa theo số lượng calo cho phép, các người đàn ông trên bỗng dưng lại mập lên. Vài tuần sau khi kết thúc thí nghiệm, họ đã mập trở lại như ban đầu, thậm chí còn tăng trọng lượng lên khoảng 10% “. Vậy thì, việc giảm cân thế này có nghĩa lý gì?

Khi lý thuyết 3500 trở nên vô căn cứ, bạn nên làm gì để thúc đẩy việc giảm cân?

Các con số đều có nghĩa, nhưng cơ thể của chúng ta chỉ đơn giản là không phải là một cái máy! Harcombe yêu cầu chính phủ và sức khỏe chính quyền Anh giải thích mọi chuyện và câu trả lời anh nhận được đầy bất ngờ:

Hiệp hội Dinh dưỡng Anh nhận xét rằng họ không nắm giữ các thông tin về chủ đề. Tương tự như vậy, các Diễn đàn Béo phì Quốc gia không biết gì cả nhưng họ vẫn trích dẫn công thức 3500 trên trang web của họ. Sở Y tế trả lời rằng họ “không biết lý do đằng sau công thức cân nặng”. Viện Lâm sàng cũng không thể giải thích lý do cho nhận định sai lầm này. Chuyên viên Dinh dưỡng trong lĩnh vực quản lý Bệnh béo phì chỉ ra rằng “Mấu chốt của tất cả điều này là giảm cân hay tăng cân chỉ có giá trị tương đối mà thôi.”

Điều này đã chứng minh được công thức calo là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Không một cơ quan hàng đầu nào đứng ra nhận trách nhiệm về kết quả của công thức calo này, vậy mà họ vẫn sẵn sàng truyền bá nó đến người dân!

Thực tế là có hàng trăm chứng cứ chỉ ra rằng các lý thuyết calorie không có giá trị. Nhưng xã hội chúng ta vẫn mụ mị tin vào chúng. Câu thần chú “làm nhiều, ăn ít ” để giảm cân dường như chỉ làm cho xã hội béo hơn. Lúc này đây, cái chúng ta cần làm không phải là đếm số calo để giảm cân nữa, mà bắt đầu đếm các yếu tố dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn.

Bài: Phil Kelly. Phil là người sáng lập và huấn luyện viên bậc thầy tại Body Expert Systems. Liên lạc với anh qua 0934 782763 hoặc tại http://bit.ly/1PaPlyM hay Star Fitness (http://bit.ly/1PaPkLc)

Có thể bạn quan tâm

Uống nước chanh ấm buổi sáng để hưởng 5 lợi ích sau
Photo by <a href='https://unsplash.com/@cristianpalmer?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Cristian Palmer</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Uống nước chanh ấm buổi sáng để hưởng 5 lợi ích sau

Trà đào: tốt nhưng không dành cho bà bầu
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yasuotakeuchi?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yasuo Takeuchi</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Trà đào: tốt nhưng không dành cho bà bầu

Top 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ hạnh nhân
Photo by <a href='https://unsplash.com/@samsabourin?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Sam Sabourin</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Top 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ hạnh nhân

Tác dụng của thịt ếch: Giàu dưỡng chất, tốt cho cơ thể
Photo by <a href='https://unsplash.com/@noaa?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>NOAA</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của thịt ếch: Giàu dưỡng chất, tốt cho cơ thể

Người Hàn khỏe đẹp trẻ lâu nhờ ăn kim chi mỗi ngày!
Photo by <a href='https://unsplash.com/@towfiqu999999?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Towfiqu barbhuiya</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Người Hàn khỏe đẹp trẻ lâu nhờ ăn kim chi mỗi ngày!