Xạ trị là dùng tia có mức năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư làm cho chúng ngừng tăng trưởng và phân chia. Các chuyên gia gọi phương pháp này là xạ trị ung thư.
Có mấy loại xạ trị ?
Giống như phẩu thuật, xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, chỉ tác động trực tiếp lên tế bào ung thư ngay tại vùng xạ trị. Xạ trị có thể dùng máy ( xạ trị ngoài).Xạ trị cũng có thể là xạ trị bên trong ( túi chứa hoạt chất phóng xạ) đặt trong cơ thể trực tiếp trên khối u hoặc đặt gần khối u ( gọi là xạ trị trong). Một số bệnh nhân được dùng đồng thời 2 loại xạ trị này.
Xạ trị ngoài thường dùng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú bệnh viện hay nằm viện 5 ngày hoặc vài tuần. Người bệnh không mang chất phóng xạ trong người trong lúc điều trị hay sau khi điều trị.
Đối với xạ trị trong, người bệnh buộc phải nằm viện ít hôm.Chất phóng xạ cấy trong cơ thể người bệnh tạm thời hay thường trực. Bởi vì mức chất phóng xạ cao trong suốt thời gian nằm viện, người bệnh không được phép thăm viếng, hay cho người khác đến thăm, nếu có chỉ được thăm trong thời gian ngắn, nhằm tránh lây nhiễm chất phóng xạ cho người khác . Khi gở bỏ chất phóng xạ, thì sẽ không còn hoạt tính phóng xạ trong cơ thể nữa .Số lượng chất phóng xạ thường trực giảm xuống tới mức an toàn khi người bệnh ra viện
Tác dụng phụ của xạ trị là gì?
Với xạ trị, tác dụng phụ tuỳ thuộc vào liều xạ trị, vị trí xạ trị trên cơ thể. Tác dụng phụ thường gặp nhất là mệt mõi, phản ứng da(như đỏ da,tăng sắc tố da, sẹo da) ở vùng xạ trị và chán ăn. Xạ trị có thể gây viêm mô và cơ quan quanh vùng xạ trị.Ngoài ra, xạ trị có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu, là loại tế bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Mặc dù tác dụng phụ của xạ trị thuờng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu,nhưng tác dụng phụ này có thể điều trị và kiểm soát được.