Nội soi tiêu hóa - Tầm soát ung thư hiệu quả

Nội soi là gì ?

Nội soi là phương pháp mà các nhà chuyên môn về tiêu hóa có thể sử dụng để thám sát đường tiêu hóa gồm thực quản, dạ dày, tá tràng bằng cách dùng một ống nhỏ mềm mại dễ uốn cong, bác sĩ có thể xem trực tiếp hay qua một màn hình.

Chuẩn bị nội soi như thế nào ?

Để dễ quan sát, an toàn và trọn vẹn, dạ dày phải trống. Bạn sẽ được yêu cầu không ăn và uống ít nhất 6 giờ trước khi làm nội soi. Trước tiên, để lên kế hoạch nội soi bạn nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng, những tác nhân gây dị ứng và tất cả những vấn đề về sức khoẻ của bạn. Tất cả những thông tin đó n1hắc nhở bác sĩ xác định xem bạn có cần kháng sinh trước khi nội soi hay không, những loại thuốc nào không nên dùng do bạn dị ứng, và sẽ lên kế hoạch phù hợp cũng như chỉ dẫn những ảnh hưởng của thuốc cũng như điều chỉnh thuốc thích hợp trước khi nôi soi. Những vấn đề về sức khoẻ như bệnh tim hay phổi phải báo cho bác sĩ biết để có những can thiệp kịp thời trong khi soi.

Tại sao phải lên chương trình khi nội soi ?

Nội soi thường được thực hiện đánh giá và xác định những vấn đề ở thực quản, dạ dày, tá tràng, và đánh giá những triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, ói, khó nuốt, thiếu máu, …Nội soi  xác định chính xác hơn x quang tình trạng viêm hay những tổn thương nhỏ như ung thư hay khối u bằng dụng cụ đưa vào tới tổn thương. Lợi điểm chủ yếu nhất của nội soi là khả năng thực hiện sinh thiết (lấy một mẫu mô nhỏ) hay làm tế bào học ( một vài tế bào được lấy bằng dụng cụ chải niêm mạc ) và xem qua kính hiển vi để xác định bản chất của nó và xem có những tổn thương lành tính hay ác tính hay không. Sinh thiết được chỉ định làm bởi nhiều lí do và không có nghĩa là nghi ngờ ung thư.

Nội soi còn là phương pháp điều trị. Các kênh của ống nội soi cho phép đưa vào những dụng cụ để điều trị như làm nong đoạn hẹp (ống tiêu hóa bị teo ), lấy đi một khối u lành tính như polyp, chích cầm máu. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên do ung thư hay xuất huyết niêm mạc ( viêm loét dạ dày tá tràng ), nhờ vào can thiệp bằng nội soi đã làm giảm được các trường hợp phải truyền máu hay phẫu thuật.

Có thể mong đợi gì trong khi nội soi ?

Trước khi thực hiện nội soi bác sĩ sẽ giải thích cho bạn biết tại sao cần phải thực hiện nội soi, những biến chứng do nội soi có thể xảy ra. Cách thực hiện có khác nhau giữa các bác sĩ nhưng chính vẫn là: Bạn được xịt một lượng dung dịch thuốc tê vào họng và có thể dùng thuốc an thần và giảm đau chích tĩnh mạch.

Trong khi soi bạn nằm nghiêng bên trái bên cạnh ống soi, ống to cỡ ngón tay được đưa vào miệng đi xuống thực quản, dạ dày, và tá tràng. Phương pháp này KHÔNG làm cản trở sự thở của bạn. Đa số bệnh nhân trải qua cuộc soi một cách nhẹ nhàng chỉ một số thấy khó chịu chút xíu.

Điều gì xảy ra sau khi soi ?

Sau khi soi xong, bạn được quan sát và theo dõi ở khu vực hồi sức cho đến khi những dấu hiệu của thuốc đã dùng biến mất. Thông thường bệnh nhân cảm thấy đau họng nhẹ và sẽ mau chóng biến mất khi ngậm hay súc miệng với nước muối, hay cảm giác đầy hơi do hơi được bơm vào khi soi. Cả hai triệu chứng này nhẹ và sẽ qua mau.

Ở khu vực hồi sức bạn được hướng dẫn khi nào sẽ được ăn lại bình thường và khi nào sẽ được đưa về nhà (bởi vì, do tác dụng thuốc an thần cho nên bạn không tự lái xe và điều khiển máy móc ngay được. )

Khi nào có kết quả nội soi ?

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ nội soi sẽ cho bạn biết kết quả hay những gì thấy được trước khi chuyển đến khu hồi sức. Kết quả sinh thiết hay tế bào thường mất 72-96 giờ và trước khi có kết quả bác sĩ chỉ có thể cho bạn một kết quả sơ bộ chứ chưa phải là kết quả cuối cùng.

Nguy cơ gì khi soi ?

Nội soi là phương pháp an toàn và được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên về soi đã được huấn luyện. Biến chứng do nội soi thì cực kỳ hiếm. Có thể là sự kích thích tại chỗ tiêm thuốc, phản ứng với các thuốc hay thuốc an thần được sử dụng, biến chứng do bệnh lý tim phổi hay gan có trước đó, có thể chảy máu nơi sinh thiết hay cắt polyp. Biến chứng hiếm khi xảy ra là thủng ruột và đòi hỏi phải phẫu thuật sữa chữa.

Những thắc mắc khác ?

Những thắc mắc về giá tiền, về bảo hiểm, cách uống thuốc hay những lo ngại về phương pháp này. Đừng do dự nói với bác sĩ của bạn. Hầu hết các bác sĩ nội soi đều được huấn luyện về chuyên môn rất vững và họ rất hài lòng để giải đáp những thắc mắc của bạn về việc nội soi tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm

Bạn có biết tinh bột nghệ có tác dụng gì không?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@leticiapelissari?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Letícia Pelissari</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Bạn có biết tinh bột nghệ có tác dụng gì không?

Siêu âm tim Doppler

Chụp động mạch vành tim

Điện não đồ (EEG)