Khám trực tràng bằng tay

Định nghĩa

Là khám đoạn thấp trực tràng xem có trĩ, dò hậu môn, và phân bất thường (phân đen ) u bướu hay không. Khi khám, bác sĩ sẽ mang găng và dùng một chất bôi trơn(vaseline) vào ngón tay khám. Qua khám hậu môn trực tràng bác sĩ cũng đánh giá được cả tiền liệt tuyến

Xét nghiệm này được tiến hành như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ xem bên ngoài hậu môn để coi có trĩ hay dò hậu môn hay không. Sau đó sẽ đưa ngón tay trỏ có đeo găng,đã bôi trơn vào trực tràng, quan sát phân dính theo găng. Phân sau đó được đem làm xét nghiệm để tìm máu ẩn trong phân, đây là cách để đánh giá có chảy máu tìm ẩn của trực tràng.

Ở những bệnh nhân nữ, qua thăm khám này có thể đánh giá được vùng chậu. Còn ở bệnh nhân nam, qua thăm khám trực tràng bác sĩ cũng khám luôn tiền liệt tuyến. Thăm khám này có thể làm tại phòng mạch bác sĩ, giúp chẩn đoán những bất thường của tiền liệt tuyến hay chảy máu trực tràng.

Cần phải chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm này

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thư giản trước khi thực hiện thăm khám này và yêu cầu bạn thở đều trong suốt quá trình đưa ngón tay vào trực tràng.

Thăm khám này có gây đau không ?

Có hơi khó chiụ đôi chút khi thực hiện thăm khám này.

Tại sao phải thực hiện việc thăm khám này?

Thăm khám này được thực hiện vì nhiều lý do. Bác sĩ thực hiện việc thăm khám này để đánh giá trực tràng hay tiền liệt tuyến. Ở nam, thăm khám này nhằm để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến cùng với xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác, qua thăm khám bác sĩ có thể sờ thấy bất thường ở tiền liệt tuyến.

Thăm khám trực tràng cũng là một thăm khám đầu tiên thực hiện để phát hiện ung thư đại trực tràng.

Nếu người bệnh than là đi tiêu ra máu, chảy máu trực tràng, qua thăm khám trực tràng bác sĩ có thể phát hiện sự chảy máu hay tìm máu ẩn trong phân. Ở những bệnh nhân cần pha loãng máu như dùng thuốc kháng đông heparin trong điều trị tai biến mạch não hay nghi ngờ có nhồi máu cơ tim, cũng cần phải tầm soát bằng thăm khám trực tràng thường qui để loại trừ chảy máu trực tràng.

Thăm khám trực tràng cũng được thực hiện trước khi làm những xét nghiệm khác nhằm biết chắc là trực tràng không bị tắc nghẽn trước khi đưa dụng cụ vào.

Những nguy cơ

Bản thân thăm khám này không gây ra nguy hiểm gì, nhưng người bệnh đã được thăm khám này sẽ có thể có máu ẩn trong phân.

Các giá trị bình thường

Xét nghiệm này thường coi như là thăm khám tầm soát ban đầu. Thăm khám này thường kết hợp với những xét nghiệm khác để loại trừ những bất thường. Nếu khi khám bác sĩ không phát hiện được bất kỳ bất thường nào, thì coi như là bình thường khi khám bằng tay. Nhưng thăm khám này không hoàn toàn loại trừ những vấn đề tiềm tàng.

Các kết quả bất thường

Nếu bệnh nhân thường bị chảy máu ở đường tiêu hoá, cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu, người bệnh sẽ nằm tại khoa cấp cứu để theo dõi xuất huyết tiêu hoá. Nếu phát hiện có máu ẩn trong phân như bệnh nhân không có biểu hiện của xuất huyết tiêu hoá, thì người bệnh thường được cho làm xét nghiệm máu, soi trực tràng. Nếu là bệnh nhân nam khám có tiền liệt tuyến to hay tiền liệt tuyến có xuất hiện những khối thì cần phải làm thêm xét nghiệm PSA, sau đó là làm siêu âm tiền liệt tuyến và sinh thiết sau khi đã được bác sĩ niệu khoa đánh giá .

 

Có thể bạn quan tâm

Siêu âm tim Doppler

Chụp động mạch vành tim

Điện não đồ (EEG)