Định lượng acid uric trong cơ thể người giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân bệnh Gout, cũng như quá trình hóa xạ trị của bệnh nhân ung thư. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vai trò của việc xét nghiệm acid uric và một số vấn đề liên quan khác.
1. Acid uric là gì?
Acid uric có trọng lượng phân tử 169 Dalton, công thức C5H4N4O3, là sản phẩm thoái hóa nhân purin của các acid nucleic. Các nguồn chính tạo acid uric trong cơ thể gồm:
- Các thức ăn, đồ uống giàu nhân purin như phủ tạng động vật, hải sản, cá, thịt, bia, rượu vang,...
- Các tế bào trong cơ thể khi già hóa, chế đi, nhân purin của nó bị phá hủy và tạo thành acid uric, đây được gọi là nguồn acid uric nội sinh.
Acid uric được tổng hợp tại gan, thải ra khỏi cơ thể 80% qua đường nước tiểu và 20% qua đường tiêu hóa. Nếu quá trình tổng hợp và đào thải acid uric xảy ra cân bằng, lượng acid uric trong máu sẽ thuộc giới hạn bình thường. Nếu lượng acid uric tạo thành nhiều hoặc khả năng đào thải của thận giảm, lượng acid uric trong máu sẽ tăng lên và lắng đọng trong các mô. Acid uric khi lắng đọng trong các khớp có thể gây nên bệnh gout, là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi sự sưng đau các khớp dữ dội. Nếu acid uric lắng đọng ở thận có thể gây sỏi thận, lắng đọng ở tim sẽ gây bệnh tim mạch,...
2. Xét nghiệm acid uric để làm gì?
Xét nghiệm acid uric được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric trong cơ thể. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm acid uric trong các trường hợp:
- Chẩn đoán bệnh gout khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng phù hợp. Xét nghiệm acid uric máu cũng được thực hiện theo định kỳ để theo dõi người bệnh gout trong quá trình điều trị.
- Theo dõi chức năng thận sau một tổn thương, chẩn đoán các rối loạn chức năng thận hoặc tìm nguyên nhân sỏi thận.
- Theo dõi bệnh nhân trước và sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị để chắc chắn acid uric trong máu không tăng quá cao.
3. Xét nghiệm acid uric máu được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm acid uric trong máu được thực hiện vào buổi sáng, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi lấy máu ít nhất là 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc. Mẫu máu sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, ly tâm trước khi tiến hành phân tích. Thời gian xét nghiệm mất khoảng 1 giờ.
Chỉ số acid uric máu bình thường ở nam giới là 202-416 μmol/l, ở nữ giới là 143-399 μmol/l.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy acid uric máu cao hơn so với giá trị thông thường, cơ thể bệnh nhân có thể đang sản xuất nhiều acid uric hoặc khả năng đào thải acid uric qua đường tiểu đang bị giảm. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu thường gặp là:
- Chế độ ăn có quá nhiều chất đạm, hải sản, uống nhiều rượu bia.
- Người bệnh có bất thường về enzym chuyển hóa, dễ bị rối loạn phóng thích acid uric qua đường tiểu.
- Người bệnh gout, gây các đợt viêm khớp cấp tính.
- Người bệnh mắc các bệnh lý ung thư như đa u tủy xương, ung thư di căn,...và/hoặc đang điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị. Các phương pháp này làm tăng hủy hoại tế bào, gây tăng acid uric máu.
- Người bệnh bị suy thận, chức năng thận suy giảm sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
- Người bệnh tiểu đường, thiểu năng tuyến cận giáp,...
Acid uric trong máu có thể giảm trong trường hợp như:
- Hội chứng Fanconi: là một bệnh lý rối loạn chức năng ống thận hiếm gặp, khả năng tái hấp thu các chất như glucose, acid uric, kali,... giảm làm nồng độ các chất này giảm trong máu.
- Bệnh Wilson là một bệnh lý di truyền gây tích tụ đồng dư thừa trong cơ thể.
- Chế độ ăn nghèo các thực phẩm chứa nhân purin, bệnh nhân nghiện rượu hoặc mắc các bệnh lý gan, thận.
Do kết quả xét nghiệm acid uric máu có thể bị sai lệch khi bệnh nhân uống rượu, dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin, theophylin, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, corticoid, thuốc hoặc thực phẩm vitamin C,...Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng, điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá xét nghiệm được chính xác hơn. Kết quả xét nghiệm acid uric sẽ giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi điều trị cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống. Khi phát hiện bệnh nhân có tình trạng tăng acid uric, cần hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước, giảm ăn các thực phẩm giàu purin, tránh sử dụng bia rượu để dự phòng nguy cơ mắc các bệnh do tăng acid uric hoặc nặng hơn các bệnh hiện có.
Thực hiện xét nghiệm này như thế nào?
Máu là máu lấy từ tĩnh mạch hoặc mao mạch. Phòng xét nghiệm quay li tâm tách tế bào máu ra riêng và acid uric được đo từ huyết thanh
Cần phải chuẩn bị gì để làm xét nghiệm này ?
Nhịn đói 4 giờ trước khi làm xét nghiệm này. Nhân viên y tế cũng khuyên bạn ngưng dùng những thuốc có thể làm ảnh hưởng đến xét nghiệm này.
Những thuốc có thể làm tăng acid uric gồm: rượu, ascorbic acid, aspirin, caffeine, cisplatin, diazoxide, thuốc lợi tiểu, epinephrine, ethambutol, levodopa, methyldopa, nicotinic acid, phenothiazines, và theophylline.
Những thuốc có thể làm giảm acid uric máu gồm: allopurinol, aspirin liều cao, azathioprine, clofibrate, corticosteroids, estrogens, truyền glucose, guaifenesin, mannitol, probenecid, và warfarin.
Tại sao phải làm xét nghiệm này ?
Xét nghiệm này được thực hiện để phát hiện sự tăng acid uric trong máu. Sự tăng acid uric trong máu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của chuyển hoá purine (purines là thành phần cấu tạo của RNA và DNA). Hầu hết acid uric sản xuất trong cơ thể được bài tiết qua thận. Sự sản xuất quá mức acid uric xảy ra khi có sự phá huỷ tế bào hàng loạt hay thận không còn khả năng bài tiết acid uric.
Những giá trị bình thường:
Acid uric bình thường : 4.1 - 8.8 mg/dl
Các giá trị bình thường này có thể thay đổi đôi chút tuỳ theo phòng xét nghiệm.
Những kết quả bất thường
Sự tăng acid uric trên mức bình thường có thể gặp trong:
· Toan chuyển hoá
· nghiện rượu
· tiểu đường
· gout
· thiểu năng phó giáp
· ngộ độc chì
· bệnh bạch cầu
· sỏi thận
· suy thận
· nhiễm độc thai nghén
· ăn thức ăn có nhiều purine
· hoạt động quá mức
Acid uric thấp hơn mức bình thường gặp trong:
· Hội chứng Fanconi"s
· Bệnh Wilson"s
· SIADH
· Ăn ít purine
Những bệnh cần làm xét nghiệm này là:
· viêm khớp mãn tính
· tổn thương thận và niệu quản