7 lý do bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ
Photo by <a href='https://unsplash.com/@uranium337?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Zachariah Smith</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

7 lý do bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn an toàn cho môi trường nữa đấy.

Khi mua những sản phẩm phục vụ cho việc nấu nướng, chị em nội trợ thường lựa chọn ba loại dụng cụ nấu ăn phổ biến là gỗ, kim loại và nhựa. Mỗi chất liệu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng chất liệu gỗ đã được đánh giá là một sản phẩm nên có trong gian bếp.

Nếu bạn muốn biết tại sao sản phẩm này được đánh giá là an toàn thì bạn hãy cùng khám phá những tác dụng của dụng cụ nấu ăn bằng gỗ dưới đây nhé.

1. Không làm trầy xước nồi hoặc chảo

Các dụng cụ nấu ăn bằng gỗ thường có độ mềm tự nhiên nên không dễ dàng làm trầy xước chảo hay nồi khi bạn nấu những món ăn cần đảo thức ăn nhiều. Trong khi đó, thìa hay đũa bằng kim loại có thể sẽ làm bong lớp keo của nồi hay chảo chống dính khiến thức ăn dính lại trên chảo và khó làm sạch.

Chảo chống dính cũng được xem là một trong 4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại khi lớp keo chống dính bị tróc và trầy xước gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả gia đình bạn.

2. Thìa gỗ chắc chắn khi cầm nắm

Dùng cụ nấu ăn bằng gỗ với tay cầm chắc chắn sẽ giúp bạn lật, đảo, khuấy những thức ăn cứng hoặc nặng mà không sợ bị gãy hay cong thìa giống như các loại vật dụng bằng kim loại hay nhựa. Bạn cũng có thể sử dụng thìa gỗ để cạo những thức ăn bị dính ở đáy nồi hoặc bị cháy khét một cách dễ dàng.

3. Dụng cụ nấu ăn bằng gỗ dẫn nhiệt chậm

Một lý do khác khiến đồ dùng bằng gỗ vượt trội hơn đồ dùng bằng kim loại là vì chúng dẫn nhiệt chậm. Nếu bạn để quên một chiếc thìa gỗ trên chảo với nhiệt độ cao ở một thời gian ngắn, tay cầm sẽ không bị nóng trong khi thìa kim loại có thể sẽ khiến tay bạn bị bỏng. Nếu bạn sử dụng thìa nhựa thì nó sẽ bị tan chảy trong quá trình bạn khuấy thức ăn và gây hại cho cơ thể bạn qua đường ăn uống.

4. Giữ được hương vị của thức ăn

Vật liệu bằng gỗ là một chất không phản ứng với các hóa chất độc hại có trong thức ăn nên thức ăn sẽ không bị biến chất và gây hại cho sức khỏe của bạn. Chúng cũng không để lại mùi vị khó chịu giống như kim loại và cho bạn cảm giác ngon miệng hơn.

5. Góp phần bảo vệ môi trường

Nếu bạn là người có ý thức bảo vệ môi trường thì bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ. Gỗ là nguồn tài nguyên từ thiên nhiên và có thể tái tạo được. Sử dụng sản phẩm bằng gỗ được xem là cách bảo vệ môi trường vì được làm từ các chất tái tạo, phân hủy sinh học và không độc hại.

6. Không dễ dàng bị nhiễm vi trùng

Dụng cụ nấu ăn bằng gỗ đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xác nhận là an toàn và không chứa hóa chất độc hại gây nhiễm khuẩn cho thức ăn.

Một nghiên cứu khác cũng do trường Đại học Wisconsin (Mỹ) thực hiện về khả năng diệt vi khuẩn của đồ gỗ so với đồ nhựa. Họ đã thử đặt những chất gây ngộ độc thực phẩm như – Salmonella, Listeria và E. coli trên một tấm thớt bằng gỗ và bằng nhựa. Các nhà khoa học đã phát hiện ra có đến 99,99% vi khuẩn bị tiêu diệt trên tấm thớt bằng gỗ trong khi không có vi khuẩn nào chết trên tấm thớt bằng nhựa. (*)

(*) Thông tin theo tạp chí bảo vệ thực phẩm (Journal of protection food): “Cutting Boards of Plastic and Wood Contaminated Experimentally with Bacteria” (Thử nghiệm khả năng nhiễm vi khuẩn của tấm thớt bằng nhựa và gỗ).

7. Gian bếp đẹp hơn với dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

Dụng cụ nấu ăn bằng gỗ sẽ mang lại vẻ đẹp cho căn bếp bởi chúng mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên với gam màu nâu ấm áp. Chất liệu gỗ cũng thể hiện phong cách cổ điển cho căn bếp nhà bạn.

Khi dùng các dụng cụ nấu ăn bằng gỗ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

– Chất liệu gỗ sẽ dễ bị ẩm mốc khi được ngâm trong nước hay được rửa bằng nước rửa chén.

– Lớp tráng bảo vệ gỗ nếu bị mất đi thì sẽ dễ ngấm chất bẩn và tích tụ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

– Thức ăn thường dễ dính vào bề mặt xốp của gỗ nên chúng khó lau chùi và làm sạch so với các vật liệu khác.

– Đồ dùng bằng gỗ nhanh chóng mất đi lớp sơn bóng và xuất hiện các vết nứt hoặc xuất hiện các đốm nhỏ nếu không được lưu trữ hoặc xử lý không đúng cách.

Để dụng cụ nấu ăn bằng gỗ có thời hạn sử dụng lâu hơn và an toàn cho sức khỏe thì bạn nên cẩn thận khi rửa sạch và bảo quản sản phẩm.

Bạn nên áp dụng các lời khuyên sau đây để bảo quản đồ gỗ bền lâu hơn:

• Rửa dụng cụ nấu ăn gỗ ngay sau khi dùng: Bạn nên rửa liền và tránh ngâm sản phẩm trong nước lâu ngay sau khi dùng vì sẽ dễ sinh sôi vi khuẩn và làm giảm tuổi thọ của gỗ.

• Rửa dụng cụ nấu ăn gỗ bằng nước ấm: Bạn nên dùng khăn mềm để rửa đồ gỗ thay vì dùng những miếng chà inox vì sẽ làm tróc lớp tráng bảo vệ đồ gỗ và gây ra những vết xước. Bạn cũng nên rửa đồ gỗ bằng nước ấm để bảo quản chất liệu gỗ.

• Khử trùng dụng cụ nấu ăn gỗ bằng nguyên liệu tự nhiên: Bạn không nên rửa dụng cụ bằng nước rửa chén mà có thể khử trùng sản phẩm bằng những cách tự nhiên như chanh, giấm, muối trong vòng 15 phút.

• Phơi khô dụng cụ nấu ăn gỗ trước khi cất: Sau khi rửa xong, bạn nên đem dụng cụ nấu ăn bằng gỗ phơi khô hoàn toàn và bảo quản trong tủ đựng chén để tránh vi khuẩn.

Để tối ưu hóa hết những ưu điểm của sản phẩm bằng gỗ thì bạn nên bảo quản sản phẩm cẩn trọng hơn. Nếu bạn sử dụng sản phẩm có lớp sơn bóng thì bạn nên thay đồ dùng mới nếu lớp sơn này bị tróc vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bạn cũng nên thay mới sản phẩm khi thấy đồ dùng có dấu hiệu bị ẩm mốc để tránh vi khuẩn lây lan nhé.

Hoa Vũ

 

Có thể bạn quan tâm

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp
Photo by <a href='https://unsplash.com/@dmtors?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Derek Torsani</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

7 thành phần không thể thiếu trong vitamin tổng hợp

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tuser08?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Arifur Rahman</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ellaolsson?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ella Olsson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@7bbbailey?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Barth Bailey</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ quýt: Trị ho, hôi miệng và hơn thế nữa

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu
Photo by <a href='https://unsplash.com/@austinchan?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Austin Chan</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của vỏ chuối: Trắng răng, trị mụn, giảm đau đầu