Uống cà phê nhiều có làm cơ thể bạn mất nước?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@conorsexton?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Conor Sexton</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Uống cà phê nhiều có làm cơ thể bạn mất nước?

Rất có thể bạn đã từng nghe nói rằng cà phê làm cơ thể mất nước. Nhưng uống cà phê nhiều hay chỉ cần uống vài ngụm thì tình trạng mất nước mới xảy ra?

Uống cà phê đã trở thành một phần cuộc sống của nhiều người hiện nay. Mặc dù chúng có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ nhưng cà phê dường như không làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể. Mời bạn cùng HSSK đi tìm thêm chi tiết cho câu trả lời này nhé.

Caffeine và quá trình hydrat hóa

Một lý do chính khiến nhiều người uống cà phê là vì lượng caffeine dồi dào của nó, khiến caffeine trở thành chất kích thích hệ thần kinh được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Uống cà phê có thể giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao hiệu suất hoạt động thể chất. Tất cả đều nhờ vào tác dụng của caffeine.

Sau khi bạn thưởng thức hương vị cà phê, caffeine đến ruột và vào máu. Cuối cùng là đến gan, nơi caffeine bị phân hủy thành nhiều hợp chất ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Mặc dù caffeine chủ yếu được biết đến với tác dụng đối với não, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có thể có tác dụng lợi tiểu trên thận ở liều cao. Do khả năng này, càng tiêu thụ nhiều caffeine càng làm ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa, hay dễ hiểu hơn là caffeine có thể khiến bạn mất nước. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng lợi tiểu của caffeine sẽ mạnh nhất ở những người không thường xuyên uống trước đó nhưng bây giờ lại đột ngột uống nhiều cà phê.

Hàm lượng caffeine trong các loại cà phê khác nhau

Các loại cà phê khác nhau chứa lượng caffeine khác nhau. Do đó, ảnh hưởng của chúng đến tình trạng hydrat hóa cũng khác nhau.

Cà phê pha phin

Cà phê pha phin (hay cà phê phin) là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam. Cà phê sẽ được pha chế bằng cách cho một lượng nước nóng hoặc nước sôi lên hạt cà phê xay (bột cà phê) và dùng một bộ lọc bã để hãm cà phê. Một tách cà phê pha 240ml chứa 70–140mg caffeine, trung bình khoảng 95 mg.

Cà phê hòa tan

Cà phê hòa tan được làm từ hạt cà phê đã được đông lạnh hoặc sấy khô. Dạng cà phê này thuận tiện trong bảo quản, vận chuyển cũng như sử dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là pha theo liều lượng mà nhà sản xuất đề xuất. Bột cà phê sẽ hòa tan trong nước nóng và có thể dùng ngay lập tức mà không cần chờ đợi như cà phê phin.

Bạn cũng có thể dùng nóng hoặc đá, thêm sữa tùy khẩu vị. Cà phê hòa tan chứa ít caffeine hơn cà phê phin bình thường, với 30–90mg trong mỗi cốc 240ml.

Cà phê espresso

Cà phê espresso được pha chế bằng cách ép một lượng nhỏ nước rất nóng hoặc hơi nước qua hạt cà phê đã nghiền mịn. Trong khi lượng cà phê sử dụng để pha chế ít hơn, espresso lại chứa khá nhiều caffeine. Một shot (30–50ml) cà phê espresso chứa khoảng 63mg caffeine.

Cà phê khử caffeine (decaf)

Decaf là viết tắt của từ decaffeinated, đây là loại cà phê đã khử caffeine. Nó được làm từ hạt cà phê đã loại bỏ ít nhất 97% lượng caffeine nhưng không làm ảnh hưởng đến hương vị của cà phê.

Tuy nhiên, bạn đừng để cái tên này “đánh lừa”. Thực tế, cà phê khử caffeine lại không hoàn toàn không chứa caffeine. Một tách decaf 240ml chứa 0–7mg caffeine, trung bình khoảng 3 mg. Do đó, nếu uống từ 5–10 cốc cà phê decaf, bạn sẽ có lượng caffeine tương đương với 1–2 cốc cà phê bình thường.

Cà phê không có khả năng làm bạn mất nước

Mặc dù caffeine trong cà phê có thể có tác dụng lợi tiểu, nhưng nó không có khả năng làm bạn mất nước. Để caffeine có tác dụng lợi tiểu đáng kể, các nghiên cứu cho thấy rằng bạn cần tiêu thụ hơn 500mg mỗi ngày. Điều này tương đương với việc uống 5 tách hoặc 1,2 lít cà phê pha phin.

Một thử nghiệm trên 10 người uống cà phê mức độ bình thường đã được tiến hành nhằm chứng minh tác động của việc uống 200ml nước cà phê chứa 269mg caffeine và cà phê chứa 537mg caffeine đối với sự mất nước của cơ thể. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy cà phê với lượng caffeine cao hơn có tác dụng lợi tiểu trong khoảng thời gian ngắn. Trong khi đó, cà phê có lượng caffeine thấp hơn vẫn bổ sung nước cho cơ thể tương tự như nước lọc bình thường.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác thực hiện trên 50 tình nguyện viên “nghiện cà phê” cũng được thực hiện. Những người này uống gần 300mg caffeine 1 lần (3 tách cà phê tương đương với 710ml) mỗi ngày trong vòng 3 ngày. Kết quả lượng nước tiểu chỉ tăng khoảng 109ml so với khi uống cùng lượng đồ uống không chứa caffeine.

Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và đối tượng lại là người khỏe mạnh đã quen uống cà phê nhiều. Trong phạm vi đó, kết quả thu được sẽ không áp dụng cho tất cả mọi người. Do đó, bạn không nên thay thế nước lọc bằng cà phê.

Lời kết

Việc nhâm nhi một tách cà phê chỉ góp phần bổ sung thêm nước cho cơ thể, tương tự như nước lọc. Bạn phải uống cà phê ít nhất là 5 tách trong cùng một thời điểm của ngày thì cơ thể mới có thể xuất hiện vài dấu hiệu thiếu nước. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê nhiều đến mức đó, nhất là khi có nguy cơ mất nước như đang bị tiêu chảy, nôn mửa, hoặc các vấn đề về thận. Nếu đang uống các loại thuốc lợi tiểu, hãy cân nhắc về lượng caffeine tiêu thụ.

Không giống như nước lọc, cà phê có thể gây ra tác dụng phụ như mất ngủ, khó chịu, nhịp tim nhanh (đánh trống ngực), bồn chồn, lo lắng và cáu kỉnh. Uống cà phê nhiều với sữa và đường cũng ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy nếu đang mang thai, mức tiêu thụ caffeine cao có thể làm tăng khả năng sinh non hoặc sẩy thai.

Có một cách dễ hơn để nhận biết khi nào cơ thể thiếu nước là quan sát màu của nước tiểu. Màu nước tiểu càng đậm cho thấy cơ thể đang bị mất nước nhiều. Lúc này, hãy tìm cách để thúc đẩy quá trình hydrat hóa (bù nước) cho cơ thể. Chỉ cần việc kiêng uống cà phê không nằm trong số đó, bạn không phải quá lo lắng về việc uống cà phê nhiều sẽ làm cơ thể bị mất nước.

Có thể bạn quan tâm

Uống cà phê mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ
Photo by <a href='https://unsplash.com/@mayurgala?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Mayur Gala</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Uống cà phê mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ

Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê
Photo by <a href='https://unsplash.com/@seffen99?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Sven Brandsma</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác hại của việc uống quá nhiều cà phê

Tác dụng của cà phê đối với trí não
Photo by <a href='https://unsplash.com/@rparmly?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ross Parmly</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của cà phê đối với trí não

8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể
Photo by <a href='https://unsplash.com/@vimarethomas?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Thomas Vimare</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

8 loại nước bù điện giải lành mạnh cho cơ thể

Chất điện giải và nước bù điện giải: Vì sao cơ thể bạn cần?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@mganeolsen?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Michael Olsen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Chất điện giải và nước bù điện giải: Vì sao cơ thể bạn cần?