Thiếu magie, vấn đề bạn cần lưu tâm
Photo by <a href='https://unsplash.com/@nci?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>National Cancer Institute</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Thiếu magie, vấn đề bạn cần lưu tâm

Magie là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nhưng hầu hết chúng ta đều bị thiếu hụt magie. Bạn hãy xem mình có gặp phải những triệu chứng thiếu magie sau không. Nếu có, cần bổ sung ngay nhé!

Bạn có thể biết magie là gì, nhưng liệu bạn có biết tầm quan trọng của khoáng chất này đối với sức khỏe? Magie có vai trò trong hơn 300 quá trình trao đổi chất trong cơ thể, và vai trò của magie quan trọng đến mức nó được gọi là khoáng chất thiết yếu. Cơ thể chúng ta khó mà vận hành hiệu quả nếu thiếu hụt magie trong thời gian dài.

Tại sao chúng ta nên bổ sung magie?

Thứ nhất, magie cần thiết cho việc vận chuyển canxi qua màng tế bào. Canxi cần các chất dinh dưỡng khác giúp vận chuyển nó vào trong xương. Những chất dinh dưỡng khác cụ thể là silica, vitamin D, vitamin K và dĩ nhiên là magie. Khi quá nhiều canxi được nạp vào cơ thể, lượng canxi dư thừa bị kẹt trong máu lâu sẽ bị vôi hóa thành mảng bám động mạch, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Lý do thứ hai có nguyên nhân sâu xa hơn. Vì các phương pháp độc canh hiện đại phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng nên các hóa chất độc hại được hấp thụ vào trong đất làm cạn kiệt hàm lượng khoáng chất trong lớp đất mặt. Lớp đất mặt trồng nông sản bị thiếu hụt khoáng chất thiết yếu nên rau củ cũng thiếu chất, để lại hệ quả là hầu hết chúng ta bị thiếu magie, không thể đáp ứng mức khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA (mức khuyến nghị này vốn đã thấp hơn nhiều so với mức tối ưu.) Nhiều chuyên gia cho rằng chúng ta cần đạt được mức magie gấp đôi so với hiện tại thì mới đủ.

Để biết chắc mình có nạp đủ lượng magie hay không, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm. Đo huyết thanh hoặc xét nghiệm nồng độ trong máu thường không đủ chính xác vì magie hoạt động ở cấp độ tế bào và tích lũy trong các cơ quan, mô thần kinh. Vì vậy, xét nghiệm cho kết quả tốt nhiều khi sai, khiến người ta cứ tưởng là mình đã bổ sung đủ magie và không bị thiếu chất. Các chuyên gia đã phát triển một loại xét nghiệm hiệu quả hơn gọi là Exa Test.

Nếu không có điều kiện thực hiện xét nghiệm, bạn cũng có thể quan sát các triệu chứng thiếu magie của cơ thể. Có nhiều triệu chứng thiếu magie liên quan đến rối loạn chức năng tim mạch, thần kinh, loạn dưỡng cơ và các bệnh khác.

16 triệu chứng thiếu magie

Như đã đề cập, magie là một khoáng chất có vai trò nhất định đối với nhiều quá trình trong cơ thể. Đó là một khoáng chất chống viêm giúp chúng ta chống lại các bệnh như viêm khớpbệnh Alzheimer. Magie được sử dụng để khắc phục các vấn đề như huyết áp cao, tiểu đường, các vấn đề về hô hấp, và nhiều vấn đề khác nữa.

Dưới đây là 16 triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu magie.

  • Thiếu canxi
  • Yếu tim
  • Cơ thể suy nhược, yếu ớt
  • Chuột rút
  • Run rẩy
  • Buồn nôn
  • Lo âu
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường tuýp II
  • Vấn đề hô hấp
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi
  • Thiếu kali
  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Trí nhớ kém
  • Hay nhầm lẫn

Lưu ý: Mặc dù đây là những triệu chứng thiếu magie, nhưng không nhất thiết là bạn chắc chắn bị thiếu magie khi có những triệu chứng này.

Cách bổ sung magie an toàn

Nếu bn ch dùng các cách bổ sung thông thường thì việc bị quá liều magie dường như không thể xảy ra. Nhưng tiêu thụ quá nhiều magie không phải là một ý tưởng hay ho. Quá nhiều khoáng chất tồn dư trong cơ thể dẫn tới loạt tác dụng phụ như nhịp tim không đều, thở chậm. Điều này cũng tương tự như khi nạp quá liều vitamin C đường uống, vượt ngưỡng dung nạp ruột thì sẽ bị tiêu chảy. Không phải tất cả các thực phẩm là nguồn cung magie đều được cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng.

Bạn có thể tìm được những sản phẩm giá phải chăng có magie citrate, một trong những dạng magie dễ hấp thụ nhất.

Ngoài ra còn có magie clorua dùng để áp lên và hấp thụ qua bề mặt da. Magie clorua dạng muối tắm, hay ở dạng giống như dầu, còn được biết đến như dầu magie dù nó không hẳn là một loại dầu. Đây là một giải pháp mặn mòi có nguồn gốc từ dưới đáy biển để bổ sung magie cho người đang thiếu chất. Bạn có thể tra trên mạng để tìm được sản phẩm magie clorua phù hợp với mình nếu có nhu cầu sử dụng.

Nếu bạn không muốn bổ sung thông qua các kiểu như trên mà chỉ muốn nạp qua đường ăn uống, hãy b sung các thc phm sau vào khu phn ăn:

  • Hạt bí ngô
  • Hạt giống hoa hướng dương
  • Đậu nành
  • Đậu đen
  • Hạt điều
  • Rau bó xôi
  • Bí đao
  • Hạt mè
  • Quả hạnh
  • Đậu bắp

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Những thực phẩm cung cấp magiê bạn nên bổ sung (Phần 1)”

Có thể bạn quan tâm

Thiếu vitamin B1
Photo by <a href='https://unsplash.com/@towfiqu999999?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Towfiqu barbhuiya</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Thiếu vitamin B1

Bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@themephotos?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Theme Photos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Bạn nên làm gì khi bị thiếu kẽm?

10 nguy cơ sức khỏe khi bạn bị thiếu iot
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jannisbrandt?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jannis Brandt</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 nguy cơ sức khỏe khi bạn bị thiếu iot

Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa
Photo by <a href='https://unsplash.com/@radcyrus?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Rad Cyrus</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Nhận biết cơ thể bị thiếu chất khoáng để phòng ngừa

Tác hại không ngờ của bệnh thiếu hụt vitamin D
Photo by <a href='https://unsplash.com/@imme?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Imme</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác hại không ngờ của bệnh thiếu hụt vitamin D