Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường
Photo by Andrey Konstantinov on Unsplash

Tác dụng của vỏ quế với bệnh tiểu đường

Tác dụng của vỏ quế trong việc giảm đường huyết vẫn đang còn là một vấn đề gây tranh cãi, nhưng một số nghiên cứu cho thấy vỏ quế có thành phần bổ trợ cho việc chữa trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường gặp.

Năm 2012, một tạp chí tổng hợp các nghiên cứu gần đây kết luận rằng tác dụng của vỏ quế có lợi ích tiềm ẩn trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Một cuộc nghiên cứu được công bố năm 2009 cũng cho thấy rằng nếu dùng viên con nhộng (chứa 500mg quế) trong 90 ngày sẽ cải thiện mức HbA1C (chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình ở người) đối với những người đang cần kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 (thường có mức Hb A1C cao hơn 7%).

Một vài nghiên cứu nhỏ gần đây đã liên kết việc sử dụng tác dụng của vỏ quế để cải thiện lượng đường huyết. Một trong số nghiên cứu đó cho thấy rằng vỏ quế có thể kiềm chế đường huyết nhờ vào khả năng làm giảm tình trạng đề kháng insulin.

Trong một cuộc nghiên cứu, các tình nguyện viên ăn từ 1 – 6g quế trong vòng 40 ngày (một gam quế xay mịn khoảng nửa muỗng cà phê) và cho kết quả như sau: quế cắt giảm 18 % cholesterol và 24% mức đường huyết trong cơ thể họ. Nhưng trong các nghiên cứu khác gia vị này lại không phát huy công dụng.

Quế có an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường không?

Theo Mayoclinic, Trừ khi bạn đang gặp các vấn đề về gan, nếu không việc sử dụng quế trong thức ăn là an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh về gan thì hãy cẩn thận. Tiêu thụ một lượng quế lớn có thể làm bệnh gan thêm tồi tệ.

Nếu bạn đang xem xét việc sử dụng thực phẩm bổ sung chiết xuất từ quế thì hãy nghe tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt là khi bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào. Tương tự, hãy xem kỹ nhãn hiệu của sản phẩm. Điều này giúp bạn đảm bảo các thành phần bên trong bao bì được ghi đầy đủ trên nhãn và nó không chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm hoặc thành phần nguy hiểm nào khác.

Vỏ quế có tương tác với các loại thuốc hoặc thảo dược khác?

Hãy cẩn thận nếu bạn sử dụng quế đồng thời với các thực phẩm bổ sung khác, bao gồm:

  • Axit alpha lipoic;
  • Khổ qua;
  • Crôm;
  • Cây móng quỷ;
  • Cây methi/ cỏ cà ri/ cỏ Hy Lạp;
  • Tỏi
  • Hạt từ cây dẻ ngựa;
  • Chi sâm;
  • Sâm Siberia
  • Mã đề.

Cũng tương tự với các loại thuốc trị đái tháo đường, nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể sử dụng quế để giảm lượng đường huyết, nhưng phải chú ý nếu lượng đường huyết xuống quá thấp thì phải báo ngay với bác sĩ.

Lưu ý: Dùng quế cùng với thuốc có thể tác động đến gan, có khả năng gây ra các vấn đề về gan.

Cách sử dụng quế cho người mắc bệnh tiểu đường

  • Bột quế: Bạn dùng một muỗng 3,25 gam bột quế mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày, ngưng 2 ngày tiếp theo. Đây là cách sử dụng dễ dàng nhất;
  • Thanh quế: Bạn sẽ nấu thanh quế và uống như trà. Cách này sẽ đảm bảo bảo toàn lượng chất trong thanh quế hoặc bạn có thể thử với những công thức khác;
  • Trà quế: Bạn nên uống một ly trà quế mỗi ngày và ngưng uống vào hai ngày cuối tuần sẽ đem lại hiệu quả không ngờ;
  • Dầu quế: Nếu bạn muốn hấp thụ phần tinh túy nhất của quế thì dầu quế là lựa chọn tốt nhất. Dầu quế được chiết tách từ quế với hàm lượng cinnamaldehyde cao. Bạn có thể pha với thức uống hoặc trộn với thức ăn một hai giọt mỗi ngày.

Tác dụng của vỏ quế là hỗ trợ bạn trong việc điều trị tiểu đường. Để trị bệnh, bạn có thể áp dụng bốn cách sử dụng các sản phẩm làm từ quế như: bột quế, thanh quế, trà quế và dầu quế. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, việc sử dụng quế có khả năng gây ra các vấn đề về gan. Chính vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế trước khi có ý định sử dụng quế để điều trị bệnh của mình.

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.