Tác dụng của củ nghệ giúp bạn chữa bệnh viêm khớp vảy nến
Photo by <a href='https://unsplash.com/@iamromankraft?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Roman Kraft</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Tác dụng của củ nghệ giúp bạn chữa bệnh viêm khớp vảy nến

Tác dụng của củ nghệ ngoài làm đẹp da thì cũng giúp giảm tình trạng bệnh viêm khớp vảy nến. Vậy những tác dụng của củ nghệ đối với bệnh viêm khớp vảy nến là gì để bạn có thể kết hợp loại thảo dược này vào các món ăn hàng ngày?

Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp ảnh hưởng đến một số người bị bệnh vảy nến chính là tình trạng bệnh có các mảng da đỏ kèm theo vảy bạc. Hầu hết mọi người sẽ nhận thấy mình bị bệnh vảy nến rồi sau đó được chẩn đoán là mắc bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, các vấn đề về khớp đôi khi có thể xảy ra trước khi các mảng da xuất hiện.

Theo everydayhealth, các bác sĩ của y học Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng nghệ để điều trị viêm khớp trong hàng ngàn năm. Y học hiện đại ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm đau cho các loại viêm khớp.

Nếu đang lên kế hoạch để xây dựng chế độ dinh dưỡng khi bị viêm khớp vẩy nến, bạn hãy cùng tìm hiểu lợi ích của nghệ, lưu ý khi sử dụng và cách kết hợp vào bữa ăn nhé!

Lợi ích của hoạt chất curcumin trong củ nghệ

Tác dụng của củ nghệ có thể giúp bạn điều trị viêm khớp vảy nến vì có chứa hoạt chất curcumin giúp chống viêm mạnh mẽ. Củ nghệ có thể ngăn chặn NF-kB, một phân tử trong cơ thể bạn di chuyển vào nhân tế bào để kích hoạt các gene làm tăng tình trạng viêm.

Củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa, là dẫn xuất của vitamin và khoáng chất. Chúng hỗ trợ bạn chống lại các gốc tự do trong cơ thể gây bệnh, làm đau hay làm suy yếu các khớp và xương.

Khi điều trị viêm khớp, bạn nên sử dụng nghệ ở một lượng vừa phải để không gặp những tác dụng phụ. Thông thường, bạn có thể sử dụng 500mg chia đều cho 2 đến 4 lần sử dụng trong 1 ngày và điều trị trong vòng 1-3 tháng. Nếu tình trạng vảy nến khiến bạn bị ngứa thì bạn có thể dùng nghệ với 1.500mg chia đều cho 3 lần sử dụng trong 1 ngày và điều trị khoảng 8 tuần.

Lưu ý khi sử dụng nghệ để điều trị bệnh

Tác dụng của củ nghệ tuy an toàn nhưng cũng có thể gây hại nếu bạn không sử dụng đúng cách. Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng nghệ để không gặp phải những tác hại ngoài ý muốn nhé.

• Khi sử dụng trong chế độ ăn uống: Củ nghệ khá an toàn khi bạn liên tục sử dụng nghệ trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như cảm thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, chóng mặt hoặc tiêu chảy.

Bạn cũng lưu ý sử dụng nghệ ở một lượng vừa phải vì nghệ có thể sẽ khiến nhịp tim của bạn đập bất thường.

• Khi đang mang thai và cho con bú: Bạn không nên sử dụng nghệ khi đang mang thai vì nghệ có thể thúc đẩy bạn bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho thai kỳ. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng nghệ vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để xác định về độ an toàn trong những trường hợp này.

• Khi có vấn đề về túi mật: Củ nghệ có thể làm cho túi mật trở nên trầm trọng hơn, vì thế bạn không nên sử dụng nghệ khi bị sỏi mật hay bị tắc mật.

• Khi bị rối loạn đông máu: Nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.

• Khi bị thiếu sắt: Những người bị thiếu sắt nên cẩn thận khi uống nhiều bột nghệ vì nghệ có thể ngăn cản sự hấp thu sắt.

• Nam giới nên thận trọng khi sử dụng: Nghệ có thể làm giảm nồng độ testosterone và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng gây ảnh hưởng khả năng sinh sản. Củ nghệ nên được sử dụng thận trọng nếu bạn đang mong muốn có con.

Cách làm món ăn với nghệ tốt cho sức khỏe

Nếu đang lên thực đơn sử dụng nghệ trong chế độ ăn uống hàng ngày, cách tốt nhất là bạn thêm nghệ trực tiếp vào món ăn yêu thích của mình. Dưới đây là một số gợi ý món ăn từ nghệ mà bạn có thể tham khảo.

1. Cá lóc kho nghệ

Cá lóc kho nghệ là một món ăn khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

– Chuẩn bị cá lóc, nghệ, hành lá, ớt, nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn, nước dừa tươi.

– Củ nghệ gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát và giã nhuyễn.

– Cá cắt khúc, rửa sạch, rồi ướp với nghệ, nước mắm, đường, bột nêm, hành băm, ớt băm khoảng 15 phút cho ngấm.

– Cho cá vào nồi, đổ nước dừa tươi, dầu ăn và đun lửa nhỏ cho đến khi nước kho sánh lại là cá chín.

– Dọn cá ra đĩa, xếp vài lát nghệ lên trên cho đẹp mắt.

2. Bò xào rau củ và nghệ

Bò xào rau củ và nghệ là một món ăn bổ dưỡng mà bạn không nên bỏ qua khi lên kế hoạch thêm nghệ vào chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là những bước thực hiện:

– Chuẩn bị phi lê thịt bò, đậu đũa, cà rốt, cà chua, hành tây, tỏi và hành băm. Gia vị gồm có hạt nêm, đường, dầu hào, tương ớt, dầu ăn, nghệ tươi.

– Gọt vỏ nghệ, rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước.

– Cà rốt, đậu đũa rửa sạch rồi cắt khúc, hành tây cắt vuông, cà chua bổ đôi.

– Thái vuông thịt bò, ướp với nghệ, hành, tỏi băm, dầu hào, tương ớt.

– Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu, phi thơm hành, tỏi và cho thịt bò vào đảo nhanh tay rồi nêm gia vị.

– Thêm một lượng dầu khác rồi xào cà rốt, đậu đũa, hành tây, cà chua và cho thịt bò vào đảo đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn.

3. Đồ uống từ nghệ

Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách pha nước uống từ nghệ. Một loại nước từ nghệ mà bạn có thể tham khảo là tinh bột nghệ pha với mật ong. Bạn cũng có thể pha loại nước để uống hằng ngày bằng cách trộn bột nghệ với các thành phần bổ sung như quế, đinh hương và gừng rồi pha nước ấm để uống.

Ngoài thêm nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể thoa trực tiếp bột nghệ lên chỗ bị đau để hỗ trợ giảm tình trạng viêm khớp vảy nến. Bạn trộn bột nghệ với các thành phần như nước ấm, sữa ấm hoặc dầu mè để tạo ra một hỗn hợp có thể giúp giảm viêm và sưng tấy.

Tác dụng của củ nghệ sẽ phát huy được tối đa lợi ích nếu bạn sử dụng đúng cách. Để hạn chế được những rủi ro khi sử dụng nghệ, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp trị liệu đúng cách. Khi biết cách điều trị bệnh vảy nến, bạn sẽ giảm thiểu được những nguy cơ gặp phải biến chứng do căn bệnh gây ra.

Hoa Vũ

Có thể bạn quan tâm

Loại đường nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@roberto_sorin?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Roberto Sorin</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Loại đường nào tốt nhất cho sức khỏe của bạn?

9 lợi ích từ quả bưởi: Rất đáng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tstimp?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Todd Stimpson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 lợi ích từ quả bưởi: Rất đáng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

10 thực phẩm giàu sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@introspectivedsgn?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Erik Mclean</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu sắt bạn nên cung cấp cho cơ thể hằng ngày

10 loại thực phẩm giàu canxi cho hệ xương chắc khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@freddygmedia?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Freddy G</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 loại thực phẩm giàu canxi cho hệ xương chắc khỏe

10 lợi ích khi bạn sử dụng dầu cá mỗi ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@monstruoestudio?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Monstruo Estudio</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 lợi ích khi bạn sử dụng dầu cá mỗi ngày