Điểm danh các loại thực phẩm chứa vitamin B2
Photo by Marc Fulgar on Unsplash

Điểm danh các loại thực phẩm chứa vitamin B2

Vitamin B2 rất tốt cho quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Thiếu hụt dưỡng chất này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp chất này mà buộc chúng ta phải cung cấp thông qua nguồn thực phẩm chứa vitamin B2.

Tầm quan trọng của vitamin B2

Vitamin B2 (hay Riboflavin) là một trong 8 loại vitamin nhóm B rất quan trọng với cơ thể con người. Vitamin B2 là thành phần chính của hai coenzyme quan trọng trong cơ thể là flavin mononucleotide (FMN) và flavin adenine dinucleotide (FAD). Các coenzyme này tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng; duy trì chức năng của tế bào giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein; cần thiết cho gan, da, tóc và mắt khỏe mạnh; giúp cho hệ thần kinh hoạt động bình thường.

Bên cạnh việc sản xuất năng lượng và duy trì các chức năng của cơ thể, vitamin B2 còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể gây ra các bệnh nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh tim và ung thư.

Vitamin B2 có khả năng tan trong nước, đồng nghĩa với việc cơ thể không thể lưu trữ chúng. Vì thế, chúng ta phải cung cấp nguồn dinh dưỡng này thường xuyên thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin B2.

Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu vitamin B2?

Hầu hết những người khỏe mạnh, có chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng đều không gặp rắc rối với việc thiếu hụt vitamin B2 vì chúng có rất nhiều trong những loại thực phẩm thông thường.

Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B2 có thể là: người ăn chay, người cao tuổi, ăn kiêng, nghiện rượu… vì chế độ ăn uống nghèo nàn.

Một số triệu chứng có thể gặp phải nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B2:

  • Da khô ráp thậm chí có vảy
  • Thường xuyên bị đau họng
  • Nứt môi, bong tróc khóe miệng
  • Sưng lưỡi
  • Đỏ niêm mạc miệng và cổ họng
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi và uể oải
  • Đau nửa đầu
  • Thoái hóa gan và hệ thần kinh
  • Có các vấn đề về sinh sản
  • Bị các vấn đề về mắt như nhạy cảm với ánh sáng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, keratoconus…
  • Tóc khô xơ, dễ gãy rụng.

Khi cơ thể gặp phải những triệu chứng vừa nêu, bạn cần tìm gặp bác sĩ để xác định chính xác tình trạng và cân nhắc việc bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin B2.

Những loại thực phẩm chứa vitamin B2

Không cần tìm đâu xa, ngay trong những món ăn hàng ngày của chúng ta đều có sẵn vitamin B2. Vậy đâu là những thực phẩm chứa vitamin B2?

Vitamin B2 có trong trái cây nào?

  • Nho: đứng đầu danh sách các loại trái cây chứa nhiều vitamin B2 bời vì mỗi 100g nho chứa gần 1,5mg vitamin B2
  • Bơ: cứ mỗi 100g bơ sẽ chứa khoảng 0,1mg vitamin B2
  • Táo khô: có gần 0,2mg vitamin B2 trong mỗi 100g khẩu phần
  • Chuối: được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, chuối không chỉ ngon, ngọt, dễ mua, dễ ăn mà 100g chuối chứa gần 0,1mg vitamin B2
  • Sầu riêng: trong mỗi 100g của loại quả đặc biệt này có chứa gần 0,2mg vitamin B2
  • Me: trong loại trái cây đặc trưng với vị chua này có chứa 0,2mg vitamin B2 trên mỗi khẩu phần 100g.

Vitamin B2 có trong thức ăn nào?

  • Thịt bò: Hầu hết các loại thịt chúng ta đang ăn hằng ngày đều rất giàu vitamin B2, đặc biệt là thịt bò. 100g thịt bò chứa 0,9mg vitamin B2. Có rất nhiều món ngon từ thịt bò để thỏa sức thay đổi thực đơn, ăn không bị ngán như: bò né, beefsteak, bò lúc lắc, bò xào các loại rau củ (nấm, ớt chuông, bông cải…)
  • Cá: Tất cả các loại cá, đặc biệt là cá thu rất dồi dào vitamin B2. Cụ thể, 85g cá thu sẽ cung cấp khoảng 0,49mg vitamin này. Bên cạnh đó, một số loại cá quen thuộc khác như cá hồi, cá ngừ, các trích đều rất giàu vitamin B2. Vì vậy, bạn nên thường xuyên ăn cá để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Trứng: Không chỉ cung cấp năng lượng, protein, chất béo, chất xơ… một quả trứng luộc chín chứa 15% vitamin B2.
  • Ngũ cốc: Liệt kê những loại thực phẩm giàu vitamin B2 và tốt cho cơ thể không thể bỏ qua ngũ cốc với hàm lượng dồi dào canxi, sắt, vitamin B2. Đặc biệt là hạnh phân, vì cứ 100g hạnh nhân sẽ có chứa đến 1,1mg vitamin B2.

Có nên bổ sung vitamin B2 bằng thuốc không?

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin B2 là thông qua ăn uống. Tuy nhiên, đối với những người có khả năng hấp thụ kém, vận động viên có nhu cầu cao, người lớn tuổi, người không thể ăn thịt cá, người nghiện rượu, người đang điều trị các bệnh về rối loạn chuyển hóa… thì có thể bổ sung vitamin B2 bằng cách uống viên nén hoặc chích trực tiếp vào bắp/ tĩnh mạch. Cần lưu ý, nếu uống hoặc chích vitamin B2 đều cần có sự chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng bởi vì hàm lượng vitamin B2 trong mỗi liều đều khá cao. Sử dụng không đúng cách đôi khi sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe.

5 lợi ích khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin B2

1. Phòng chống ung thư

Ung thư luôn là mối lo ngại của nhiều người vì nó gây ra với sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Theo một số nghiên cứu, thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa vitamin B2 có thể chống lại sự phát triển và tăng trưởng của ung thư.

Theo đó, vitamin B2 có thể giúp ngăn ngừa tổn thương DNA do nhiều chất gây ung thư gây ra bằng cách hoạt động như một coenzyme với một số enzyme cytochrome P450 khác nhau. Bằng cách ổn định cấu trúc của DNA tế bào, các nhà nghiên cứu tin rằng vitamin B2 có thể giúp tránh được ung thư thực quản, ung thư cổ tử cung…

2. Giảm đau đầu, chóng mặt

Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa đầu kèm theo triệu chứng chóng mặt, khó chịu, nhạy cảm với các loại ánh sáng và âm thanh thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu hụt vitamin B2. Các nghiên cứu về sức khỏe đã cho biết, nếu được bổ sung đủ thực phẩm có chứa vitamin B2 sẽ nhanh chóng làm giảm triệu chứng và các biểu hiện nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu, chóng mặt.

3. Da và tóc luôn khỏe mạnh

Để có da và tóc khỏe mạnh cơ thể cần được cung cấp đủ collagen để cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi, độ bóng mượt. Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng collagen trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn đang mệt mỏi vì làn da thô ráp, bong tróc, tóc khô xơ, yếu, dễ gãy rụng… hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B2 ngay nhé!

4. Tim mạch khỏe mạnh

Vitamin B2 có tác động mạnh mẽ đối với sức khỏe tim mạch. Nó điều chỉnh kiểm soát mức độ homocysteine – chất khiến khiến động mạch thu hẹp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nói cách khác, vitamin B2 chính là “vệ sĩ” giữ cho tim mạch luôn hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.

5. Chống oxy hóa

Vitamin B2 là chất chống oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do, chống lại các tổn thương tế bào để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, vitamin B2 còn rất cần thiết cho việc sản xuất glutathione – hoạt động như một chất diệt gốc tự do, giải độc cho gan.

Chưa hết, vitamin B2 còn đóng vai trò phòng chống bệnh tật nhờ vào việc củng cố hệ miễn dịch bên trong hệ tiêu hóa thông qua các loại thực phẩm giàu vitamin B2. Bạn cần hiểu rằng hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì mới cho phép cơ thể hấp thụ và sử dụng dưỡng chất từ chế độ ăn uống, tẩm bổ hằng ngày.

HSSK hy vọng bài viết đã giúp bạn biết rõ hơn vitamin B2 có trong trái cây nào, thức ăn nào! Từ đó biết cách cân bằng chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ sung vitamin B2 cho cơ thể càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu thấy bài biết có ích đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình nhé!

Có thể bạn quan tâm

© 2010-2025 Hồ sơ sức khỏe. Người đọc nên tư vấn với Bác sĩ trước khi áp dụng các thông tin trên website.