Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@hush52?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Hush Naidoo Jade Photography</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày

Trà nghệ là một thức uống bổ dưỡng và không hề khó làm. Tác dụng của loại trà này bao gồm tốt cho tim mạch, giảm cân, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho mắt…

Củ nghệ là một loại gia vị rất phổ biến và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ đâu từ chợ cho đến siêu thị. Không chỉ được sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng, loại củ này còn xuất hiện trong các bài thuốc dân gian bởi khả năng chữa bệnh.

Có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng nghệ và một trong những phương pháp mà bạn nên thử là pha trà nghệ. Thức uống này rất dễ chuẩn bị kèm theo lợi ích giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng các tinh chất từ loại củ này.

Tác dụng của trà nghệ

Một số lợi ích mà thức uống này mang lại gồm:

1. Ngăn ngừa bệnh tim và các tình trạng liên quan

Khi chúng ta già đi, một số người phải vật lộn với bệnh tim và huyết áp cao. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống trà nghệ có thể giúp ngăn ngừa động mạch cứng lại đồng thời giảm cholesterol.

Theo các chuyên gia, cholesterol cao có liên quan đến các trường hợp tử vong liên quan đến tim khác nhau, bao gồm đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, hợp chất tốt từ nghệ sẽ hỗ trợ não tái tạo tế bào sau đột quỵ.

Điều quan trọng cần lưu ý là những người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc hạ huyết áp cũng như bị huyết áp thấp tự nhiên, nên tránh bổ sung quá nhiều trà nghệ. Nguyên do là sự kết hợp của thuốc và trà có thể phản ứng tiêu cực với nhau, dẫn đến chảy máu quá nhiều và huyết áp thấp quá mức.

2. Trà nghệ giúp ngăn ngừa các loại ung thư

Mỗi năm, hàng nghìn người nhận được kết quả xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh ung thư và nguyên nhân được quy cho việc lựa chọn lối sống xấu cùng nhiều lý do khác.

Trà nghệ chứa chất chống oxy hóa, chúng sẽ di chuyển khắp cơ thể và ngăn chặn các gốc tự do gây ra tổn thương. Những chất chống oxy hóa này đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự phát triển của các loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư phổi, não, vú, đại tràng, cũng như ung thư hạch không Hodgkin.

Hoạt chất trong trà pha từ củ nghệ cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư lây lan đến các cơ quan khác nhau, cũng như ngăn chặn các tế bào gốc ung thư cải tổ sau khi điều trị.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư đã và ngày càng tăng cao, do đó, điều quan trọng là bạn nên ăn uống lành mạnh hơn, hoạt động thể chất nhiều hơn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sức khỏe nghiêm trọng này.

3. Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa

Trà nghệ là một gợi ý tuyệt vời cho những người đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Các thành phần của củ nghệ giúp thúc đẩy vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột, đảm bảo vi khuẩn xấu không được phép phát triển.

Thức uống này cũng hoạt động như một chất chống viêm, làm dịu sự khó chịu do hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn và tiêu chảy cấp gây nên. Trà thậm chí có thể làm giảm chứng đau bụng đi kèm với các tình trạng kể trên kèm theo khả năng giảm đau và sưng do bệnh trĩ, nứt hậu môn.

Vì là một loại gia vị mạnh nên ngay cả khi pha loãng với sữa để có món sữa nghệ, các thành phần của củ nghệ vẫn có thể gây khó chịu cho dạ dày nếu bạn bị ợ nóng thường xuyên hoặc bị loét. Do vậy, hãy chú ý đến liều lượng bạn nhé.

4. Hỗ trợ giảm cân, giảm béo bụng

Việc uống trà nghệ là một cách tuyệt vời để giúp đạt được mục tiêu giảm cân. Chất curcumin, một thành phần hoạt chất trong củ nghệ có vai trò chính trong việc giúp đốt cháy chất béo bằng cách tăng quá trình trao đổi chất.

Curcumin cũng có thể giúp giữ lượng đường trong máu ở phạm vi lành mạnh, ngăn ngừa tăng cân và hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, trà nghệ giúp giải độc cơ thể, đặc biệt là gan.

5. Uống trà nghệ tốt cho mắt

Đôi mắt là bộ phận phải hoạt động nhiều nhất nhưng lại chẳng mấy khi nhận được sự quan tâm đúng mức. Khi chúng ta già đi, nguy cơ mất thị lực sẽ trở nên lớn hơn. Đối với những người bị viêm võng mạc sắc tố thì tình trạng nhìn không rõ và mất thị lực là một mối đe dọa rất thực tế.

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò rất lớn trong việc này nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ protein gây mù lòa.

6. Chống lại tình trạng nhiễm trùng

Trà nghệ mang đến lợi ích chống viêm giúp giảm đau do nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang và viêm họng. Ngoài ra, thức uống này còn có tính kháng khuẩn, giúp đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.

7. Trà nghệ không có tác dụng phụ so với thuốc chống đông máu

Những người bị thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được gợi ý chuyển sang dùng trà nghệ thay thế cho việc sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, warfarin, aspirin và diclofenac. Mặc dù hiệu quả, nhưng những loại thuốc chống đông máu này còn tiềm ẩn tác dụng phụ, bao gồm xuất huyết và chảy máu quá nhiều. Trong khi đó, việc sử dụng củ nghệ cho mục đích chống đông máu hiện chưa ghi nhận là có tác dụng phụ nào.

Do vậy, nếu gặp các vấn đề kể trên, bạn hãy cân nhắc đến thức uống tốt cho sức khỏe này nhé.

8. Ngăn ngừa và điều trị Alzheimer

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất curcumin có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh thoái hóa thần kinh. Khả năng chống oxy hóa và chống viêm từ trà nghệ còn được cho là làm giảm tổn thương tế bào, viêm và bệnh lắng đọngamyloid hoặc mảng bám xảy ra với những tình trạng sức khỏe này.

Curcumin cũng có thể làm chậm hoặc ngăn chặn một số thay đổi protein liên quan đến tuổi và tình trạng thoái hóa thần kinh.

Mách bạn cách pha trà nghệ tại nhà

Để pha một tách trà nghệ không khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Nước: 300ml
  • Bột nghệ nguyên chất: 1 – 2 thìa cà phê
  • Mật ong: tùy theo khẩu vị
  • Chanh: tùy theo khẩu vị
  • Nước cam ép: tùy theo khẩu vị
  • Sữa: tùy theo khẩu vị

Cách thực hiện:

  1. Đun sôi nước, cho vô bình.
  2. Đổ bột nghệ vào bình nước sôi và để yên trong 5-10 phút.
  3. Lọc trà qua khăn vải sạch và để cho trà nguội bớt rồi thêm vào mật ong, chanh tươi hoặc nước cam ép và sữa tùy theo khẩu vị rồi thưởng thức.

Không phải ai cũng thích hương vị của nghệ nên việc thêm mật ong và chanh là một gợi ý khá hay. Ngoài ra, bạn còn có thể biến tấu thêm cho thức uống bằng cách cho thêm sữa dừa, sữa hạnh nhân. Các chuyên gia khuyến khích sử dụng bột từ củ tươi khi pha trà nghệ nhằm đem đến kết quả tốt nhất.

Phương Uyên/

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chrishcush?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Christian Bowen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh