Bổ sung lợi khuẩn probiotic và 6 tác dụng phụ ít ai biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@camcat?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>CAMCAT - Christopher Michael</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Bổ sung lợi khuẩn probiotic và 6 tác dụng phụ ít ai biết

Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp tăng cường sức khỏe đơn giản và hiệu quả nên được không ít người ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi việc này có thể gây nên vài tác dụng phụ không mong muốn.

Probiotic là các chủng vi sinh vật đường ruột, bao gồm khuẩn và men, sống trong cơ thể bạn. Vì chúng có thể đem lại nhiều ích lợi về mặt sức khỏe nên còn được biết đến là lợi khuẩn. Ngoài ra, một số người cũng gọi chúng với cái tên “lợi khuẩn probiotic”.

Để tăng cường sức khỏe tổng thể, không ít người chọn phương pháp bổ sung lợi khuẩn probiotic. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu không được dùng đúng cách, biện pháp này có nguy cơ gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Vậy, bổ sung lợi khuẩn probiotic có thể dẫn đến những tác dụng phụ gì? Làm thế nào để bổ sung an toàn? Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây nhé.

Probiotic và những lợi ích sức khỏe đáng nể

Theo các chuyên gia, lợi khuẩn probiotic đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe đường ruột. Đồng thời, hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động cũng là trách nhiệm của vi khuẩn có lợi.

Tuy nhiên, lợi khuẩn không phải là vật thể sống duy nhất ở đường ruột. Tại đây, không ít vi sinh vật gây bệnh cùng “cư ngụ” chung với vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu số lượng của chúng lấn át lợi khuẩn probiotic, một loạt vấn đề tiêu hóa có thể phát sinh, bao gồm nhiễm trùng.

Để đối phó với tình trạng trên, một số chuyên gia cho rằng bổ sung lợi khuẩn là lựa chọn không tệ. Việc dùng các chất bổ sung hoặc thực phẩm chứa men vi sinh có thể tăng cường sức khỏe của vi khuẩn có lợi, đồng thời khôi phục sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Lợi khuẩn probiotic ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Không ít nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có lợi góp phần kiểm soát nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD). Bên cạnh đó, chúng còn tác động tích cực đến một số bệnh lý như:

  • Bệnh chàm
  • Béo phì
  • Kháng insulin
  • Đái tháo đường (tiểu đường) týp 2
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
  • Mặt khác, mọi người cũng thường bổ sung lợi khuẩn probiotic nhằm giải quyết tiêu chảy hoặc táo bón.

Bổ sung lợi khuẩn probiotic có thể gây phát sinh vấn đề gì?

Ngoài những lợi ích đề cập bên trên, đôi khi việc bổ sung vi khuẩn có lợi lại dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, ví dụ như:

1. Triệu chứng tiêu hóa

Đầy hơi, khó chịu là tình trạng thường thấy ở một số ít người mới dùng men vi sinh lần đầu

Một số người có thể bị đầy hơi chướng bụng hoặc tiêu chảy khi sử dụng chất bổ sung probiotic lần đầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi đột ngột trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể khiến chúng sinh ra nhiều khí hơn bình thường, từ đó gây đầy hơi.

Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này sẽ mau chóng chấm dứt sau vài ngày. Ngược lại, nếu các triệu chứng trên vẫn xảy ra trong nhiều tuần tiếp theo, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiếp nhận điều trị.

2. Các vấn đề về da

Trong một số trường hợp hy hữu, việc bổ sung lợi khuẩn probiotic có thể gây phát ban hoặc ngứa. Nguyên nhân phát sinh tình trạng này vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu.

Lúc này, bạn cần:

  • Ngưng sử dụng chế phẩm men vi sinh
  • Kiểm tra thông tin trên nhãn dán để xem có bất kỳ hoạt chất nào gây dị ứng cho bạn hay không
  • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu tình trạng phát ban kéo dài hoặc đi kèm với một số dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng khác

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho rằng bạn nên đổi chế phẩm bổ sung lợi khuẩn sau khi trị dứt điểm tình trạng ngứa hoặc phát ban.

3. Nguy cơ dị ứng cao

Những người bị dị ứng hoặc mắc chứng không dung nạp gluten, đậu nành, trứng, sữa hoặc đường cần phải cẩn thận khi lựa chọn chế phẩm bổ sung lợi khuẩn. Nếu sơ sót, các phản ứng dị ứng có thể phát sinh và gây nguy hiểm đến tính mạng người dùng.

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tập thói quen kiểm tra danh sách thành phần trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào, bao gồm cả men vi sinh. Ngoài ra, nếu bắt gặp dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngưng sử dụng ngay lập tức và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu triệu chứng có xu hướng trở nặng.

4. Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Phần lớn trường hợp chất bổ sung lợi khuẩn probiotic an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2017, người đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc có hệ miễn dịch yếu nên tránh sử dụng men vi sinh. Nguyên nhân là do họ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm từ chế phẩm, khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn.

Do đó, nếu sức đề kháng kém, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc kháng nấm, bạn không nên dùng men vi sinh cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đường tiếu hóa được điều trị triệt để.

5. Vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát (SIBO)

Các vi sinh vật chung sống với nhau ở ruột

Hệ vi sinh vật cư trú ở ruột non và ruột già không giống nhau. Tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát xảy ra khi khuẩn từ ruột già bắt đầu phát triển ở ruột non.

Ruột già chủ yếu chứa vi khuẩn kỵ khí, không cần oxy và sinh trưởng bằng cách lên men carbohydrate khó tiêu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật khi chúng đi qua ruột.

Do đó, những vi sinh vật này “di cư” sang ruột non sẽ kéo theo các triệu chứng tương tự hội chứng ruột kích thích, ví dụ như chướng bụng đầy hơi và tiêu chảy. Điều này cũng lý giải vì sao tình trạng SIBO phổ biến ở những người bị IBS.

Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra chứng sương mù não và ảnh hưởng trí nhớ tạm thời.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân khiến vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát. Tuy vậy, một số giả thiết cho rằng đây là hệ quả từ hiện tượng giảm nhu động ruột.

Mặt khác, theo kết quả từ một nghiên cứu năm 2018, các triệu chứng SIBO có xu hướng cải thiện khi người bệnh ngưng bổ sung lợi khuẩn và chuyển sang điều trị bằng kháng sinh. Do đó, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng men vi sinh để điều trị.

6. Rủi ro vi khuẩn gây bệnh nhận gene kháng kháng sinh

Tuy hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp lợi khuẩn chứa gene kháng kháng sinh. Từ đó, chúng có thể truyền cho nhiều chủng vi khuẩn khác, bao gồm cả nhóm gây bệnh.

Vì vậy, khi chọn mua chế phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic, bạn nên chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu đáng tin cậy và uy tín. Họ có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này ngay từ đầu.

Làm thế nào để bổ sung probiotic an toàn?

Tìm hiểu kỹ thành phần là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi chọn dùng bất kỳ chất bổ sung nào

Tùy thuộc vào sức khỏe người dùng và loại lợi khuẩn có trong men vi sinh mà liều lượng dùng tối ưu ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc nhãn cẩn thận trước khi dùng và đảm bảo bản thân không dùng quá liều khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó chịu hay bắt gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi bổ sung probiotic, hãy cân nhắc giảm liều lượng hoặc ngưng hẳn.

Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp nâng cao sức khỏe tổng thể thường gặp nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên, đôi khi người dùng vẫn có thể bị tác dụng phụ. Lúc này, bạn nên giảm liều lượng hoặc ngừng biện pháp này lại. Ngoài ra, hãy mau chóng đến bệnh viện nếu các triệu chứng bất thường có xu hướng kéo dài hoặc trở nặng.

 

Có thể bạn quan tâm

16 loại thực phẩm chứa prebiotic tốt cho sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@ravinepz?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Ravi Sharma</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

16 loại thực phẩm chứa prebiotic tốt cho sức khỏe

Cùng khám phá "mặt tối" của món sinh tố rau và trái cây
Photo by <a href='https://unsplash.com/@enginakyurt?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>engin akyurt</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Cùng khám phá "mặt tối" của món sinh tố rau và trái cây

Prebiotic: Đừng nhầm lẫn với probiotic
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeanbeller?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jéan Béller</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Prebiotic: Đừng nhầm lẫn với probiotic

Probiotic có trong thực phẩm nào?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@alienowicz?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Artur Rutkowski</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Probiotic có trong thực phẩm nào?

9 lợi ích từ quả bưởi: Rất đáng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tstimp?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Todd Stimpson</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 lợi ích từ quả bưởi: Rất đáng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày