10 tác dụng của quả cóc có thể bạn chưa biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@scottwebb?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Scott Webb</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 tác dụng của quả cóc có thể bạn chưa biết

Bạn thường ăn trái cóc như một loại trái cây giúp đỡ buồn miệng? Thực ra, tác dụng của quả cóc còn giúp bạn giảm ho, tốt cho sức khỏe của mắt và giúp tăng cường hệ miễn dịch nữa đấy!

Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Không những thế, nó còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe. Những tác dụng tiêu biểu của trái cóc có thể kể đến như hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Trong bài viết sau, bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những tác dụng của quả cóc – một loại quả vô cùng quen thuộc ở nước ta nhé.

1. Quả cóc giúp bạn giảm ho và trị cảm cúm

Nếu bạn hay người thân trong gia đình bị ho thì hãy thử ăn vài miếng cóc xắt nhỏ hoặc uống nước ép cóc nguyên chất. Trong quả cóc có thành phần long đàm tự nhiên nên rất hiệu quả khi dùng để giảm ho. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đun sôi lá cóc với nước để trị ho.

Ngoài ra, trái cóc cũng là một giải pháp hiệu quả để trị bệnh cảm cúm. Ngoài cách này, bạn cũng có thể áp dụng các cách điều trị cảm cúm khác để mau chóng thuyên giảm triệu chứng.

Bạn có thể cho thêm chút muối, chút đường để làm tăng hương vị cho nước ép cóc. Sau đó, bạn sử dụng loại nước ép này khoảng vài lần trong ngày để giảm triệu chứng ho.

2. Quả cóc có tác dụng gì: Kiểm soát mức cholesterol

Ăn cóc có tác dụng gì? Vitamin C có trong trái cóc giúp chuyển hóa cholesterol thành các axit mật. Điều này giúp bạn kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

Ăn cóc có thể giúp bạn kiểm soát hàm lượng cholesterol luôn ở mức cân bằng.

3. Tác dụng của quả cóc trong cải thiện thị lực

Trái cóc có tác dụng gì? Vitamin A trong trái cóc giúp quá trình truyền tải thông tin từ võng mạc đến não trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nước sắc từ lá của cây cóc cũng được sử dụng để điều trị đau mắt.

Quả cóc là một loại trái cây giàu vitamin A. Do đó, nó rất tốt cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đôi mắt của bạn.

4. Trái cóc giúp tăng cường sự dẻo dai

Ăn quả cóc có tác dụng gì? Do chứa nhiều dưỡng chất nên trái cóc là một loại trái cây rất hữu ích để giúp tăng khả năng chịu đựng và sức bền của cơ thể.

Tác dụng của quả cóc góp phần tăng sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ các vận động viên phục hồi sức khỏe sau quá trình tập luyện nặng nhọc.

5.Tác dụng của trái cóc: Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong trái cóc giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh và các gốc tự do. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương nhờ khả năng hỗ trợ tổng hợp collagen, hấp thụ chất sắt và protein để tạo thành các mô liên kết.

Vitamin C trong quả cóc giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và góp phần đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.

6. Tác dụng của quả cóc giúp ngăn ngừa lão hóa sớm

Cóc có tác dụng gì? Không chỉ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C trong quả cóc còn hỗ trợ bảo vệ các phân tử như protein, lipid, carbohydrate và axit nucleic khỏi tổn thương. Đồng thời, nó cũng góp phần bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do, độc tố hoặc chất ô nhiễm.

Tác dụng của quả cóc có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm. Nhờ đó, bạn sẽ có vẻ ngoài trẻ trung và tươi tắn hơn.

7. Giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa

Nước ép cóc có tác dụng gì? Quả cóc có hàm lượng chất xơ cao. Do đó, nó có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cử động ruột. Phần thịt của quả cóc được khuyến nghị cho những người bị bệnh táo bón và khó tiêu, trong khi hàm lượng nước trong loại quả này ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Nước ép cóc và cóc tươi hoặc ngâm rất tốt cho các trường hợp ăn kém tiêu. Thực phẩm này giúp cải thiện chức năng đường ruột, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.

8. Tác dụng của quả cóc: Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Một trong những lo ngại lớn của phái đẹp là vấn đề tăng cân. May mắn thay, quả cóc cũng có tác dụng rất tốt cho trường hợp bạn muốn giảm cân an toàn. Trái cóc chứa rất ít carbohydrate, chất béo, calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ. Do đó, nó rất có lợi cho những ai muốn duy trì vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Bạn có thể ăn cóc tươi hoặc chế biến thành những món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho nhiều món ăn thơm ngon khác.

Chất xơ trong trái cóc tạo cảm giác no lâu. Điều này giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn và ăn ít đi. Từ đó, bạn sẽ kiểm soát các cơn đói cũng như cân nặng một cách hiệu quả.

9. Trái cóc giúp điều trị bệnh thiếu máu

Quả cóc rất có lợi cho những người bị thiếu máu vì chúng rất giàu chất sắt. Sắt là chất đóng vai trò quan trọng giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, trái cóc còn chứa vitamin B1 cũng giúp sản xuất các tế bào hồng cầu, tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa chứng thiếu máu.

Quả cóc giàu chất sắt và vitamin B1. Do đó, bạn có thể ăn cóc thường xuyên để cải thiện tình trạng thiếu máu.

10. Cải thiện làn da khỏe đẹp

Quả cóc đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Hàm lượng vitamin C của loại trái cây này giúp phục hồi mô và chăm sóc làn da. Nước lá cóc và chiết xuất của nó có thể được sử dụng để thay thế sữa dưỡng thể và kem dưỡng da.

Tác dụng của quả cóc rất hữu ích để chữa các bệnh về da. Vitamin C trong quả cóc có thể thúc đẩy việc sản sinh collagen và cải thiện vẻ đẹp cho làn da của bạn.

Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể chế biến cóc thành các món như cóc dầm chua ngọt, gỏi cóc bò khô, ô mai cóc, cóc xí muội…

Tác dụng của quả cóc thật đáng để bạn cho nó vào danh sách các loại trái cây tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều cũng như không ăn cóc lúc đói nhé. Vị chua của loại trái cây này có thể gây nên tình trạng thừa axit ở dạ dày. Bạn chỉ nên ăn khoảng 300g cóc một ngày để thụ hưởng được những lợi ích sức khỏe của quả cóc.

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

Vitamin C và những lợi ích của việc hấp thụ vitamin C hàng ngày
Photo by <a href='https://unsplash.com/@pete_nuij?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Pete Nuij</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Vitamin C và những lợi ích của việc hấp thụ vitamin C hàng ngày