Yến sào hay còn gọi là tổ yến được xem như một loại cao lương mỹ vị có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng (*) thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Vậy cụ thể công dụng của yến sào là gì?
7 tác dụng của yến sào
Tác dụng của yến sào không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn làm đẹp tự nhiên và ngăn ngừa lão hóa. Sau đây là 7 tác dụng của tổ yến xứng đáng để nhiều người sẵn sàng rút hầu bao chi trả cho món ăn đắt đỏ này.
1. Tác dụng của yến sào giúp da trẻ đẹp
Đây là một trong những lợi ích được biết đến nhiều nhất khi ăn yến sào. Nhờ công dụng yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, nhiều người đã tìm đến yến sào như một cách làm đẹp tự nhiên.
2. Tác dụng của yến sào giúp đôi mắt khỏe
Tổ yến có tác dụng gì? Kết quả nghiên cứu năm 2011 của Khoa Giải Phẫu thuộc Đại học Quốc gia Malaysia đã cho thấy những con thỏ được tiêm huyết thanh tổ yến có thể sản xuất nhiều tế bào sợi hơn những con còn lại. Chúng giữ cho giác mạc khỏe mạnh sau khi trải qua các tổn thương hoặc bệnh tật. Đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy tác dụng của yến sào đối với thị lực.
3. Tác dụng yến sào: cải thiện tiêu hóa
Người có hệ tiêu hóa kém, đặc biệt là những người đang hồi phục bệnh và trẻ em có thể ăn yến sào để cải thiện hệ tiêu hóa. Những đối tượng này cần bồi bổ nhưng lại khó hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, yến sào là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất nên sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
4. Tác dụng của yến sào phục hồi sức khỏe sau sinh
Ăn tổ yến có tác dụng gì? Phụ nữ mang thai ăn yến sào có thể phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, đồng thời giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn. Để tăng cường sức khỏe sau sinh, phụ nữ có thể ăn yến sào để có thêm năng lượng, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống.
Có thể bạn quan tâm: Tổ yến là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho các mẹ
5. Tác dụng của yến sào tăng cường hệ miễn dịch
Ăn yến có tác dụng gì? Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thực hiện thí nghiệm trên chuột cho thấy tổ yến có chứa một số loại protein nhất định có thể đẩy nhanh quá trình tạo tế bào B, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tế bào B chính là các tế bào khỏe mạnh chịu trách nhiệm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
6. Tác dụng của yến sào ngăn ngừa tình trạng lão hóa
Ở các nước Đông Nam Á (đặc biệt là Trung Quốc), người ta thường ăn yến sào đều đặn trong thời gian dài với mục đích chính là ngăn ngừa lão hóa. Nhóm người này được báo cáo là ít đau ốm, hệ miễn dịch tốt, nhiều năng lượng, ngủ ngon, sắc mặt hồng hào và khả năng sinh sản tốt.
7. Tác dụng của yến: hỗ trợ điều trị bệnh
Yến sào có tác dụng gì? Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc được ghi chép trong quyển “shen non ben cao jing” (本草 经) từ năm 1695, yến sào có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Trong cuốn sách này, yến sào được nhắc đến là một món ăn lành tính, thuần khiết và nhẹ nhàng.
Cách phân biệt yến sào thật và giả
Theo chia sẻ từ những người làm yến sào có kinh nghiệm thì thực phẩm “đắt xắt ra miếng” này vẫn có thể được thiết kể giả để trông giống như thật. Nếu không có kinh nghiệm mua yến, bạn có thể mua phải hàng kém chất lượng. Vì thế, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm dưới đây khi lựa chọn yến sào:
• Biết rõ màu sắc của yến thật: Tổ yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ hoặc đỏ da cam. Trong khi đó, tổ yến giả thường có màu trắng, được làm bằng aga (bột rau câu) hoặc bằng keo Agenat trộn lẫn với tinh bột mì (sắn).
• Tìm hiểu về mùi vị của tổ Yến: Về mùi vị, tổ yến thật có mùi vị tanh và ẩm mốc riêng biệt. Song tổ Yến làm giả thường có mùi lạ và hăng hắc.
• Ăn thử Yến đã được ngâm trong nước: Khi mua yến, bạn cần ăn thử sản phẩm này sau khi đã ngâm yến vào nước. Nếu tổ yến làm giả thì các kết cấu bằng tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ yến thật khi ngâm hoặc nấu đều không tan nhão, mà rã ra thành từng sợi yến nguyên vẹn.
• Thử với iốt, trà xanh hoặc nước trà: Bạn có thể cho yến vào dung dịch muối iốt để kiểm tra. Nếu là yến giả, dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh vì iốt tác dụng với tinh bột. Đối với yến huyết có màu đỏ hoặc hồng thì bạn có thể cho vào nước trà hoặc trà xanh để thử. Yến giả nhuộm với chất có trong nước trà sẽ phản ứng hóa học và đen sẫm lại. Yến giả có phẩm màu nếu ngâm trong nước cũng sẽ bị mất màu, tan trong nước. Với tổ Yến thật thì cho dù bạn có đem nấu chín tới 100°C thì vẫn còn vẹn nguyên màu sắc.
Cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe
Những tác dụng của yến sào có thể khiến bạn cảm thấy món ăn đắt đỏ này cũng đáng giá vì “sức khỏe là vàng”. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ ăn yến sào có tác dụng gì hoặc không biết ăn yến sào đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ bị dị ứng, phản tác dụng và phí tiền vô ích.
Sau đây là những điều bạn nên lưu ý để biết cách ăn yến sào tốt cho sức khỏe.
Ăn yến khi nào tốt nhất?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng. Bạn có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng. Đây là thời điểm thức ăn trước đó đã được tiêu hóa nên bạn có thể bổ sung thêm dinh dưỡng. Yến sào sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?
Cơ thể con người có giới hạn về khả năng hấp thụ dưỡng chất ở một thời điểm nhất định. Dinh dưỡng dư thừa do không hấp thu được sẽ thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Vì thế, bạn không nên ăn yến sào quá nhiều kể cả khi đang mệt mỏi hoặc ốm đau. Bạn cũng cần biết cách ăn yến sào theo từng độ tuổi nhất định để cân nhắc liều lượng hợp lý.
Các chuyên gia khuyến cáo về liều lượng yến sào theo độ tuổi như sau:
- Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
- Trẻ vị thành niên và người lớn: 5g – 10g yến sào khô/lần
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn yến sào vì đây là một trong những thực phẩm tưởng lợi hóa hại cho trẻ. Bạn không nên cho trẻ ăn yến sào quá sớm, nhất là trẻ sơ sinh hay trẻ mới bắt đầu tập ăn giặm nhé.
Bạn cần chế biến yến sào khô đúng cách và không nên kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Hãy luôn nhớ rằng cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất khi ăn yến sào sẽ bị đào thải. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều sẽ rất phí phạm.
Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng?
Bạn chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng nhiều dồn vào một lần. Bạn có thể cân đối liều lượng yến sào theo từng đối tượng cụ thể sau đây:
• Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày. Bé 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.
• Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
• Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.
– Tháng đầu tiên: ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng.
– Tháng thứ hai trở đi: ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng.
• Người đau ốm: Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng. Tuy nhiên, yến sào chỉ là thực phẩm bồi bổ sức khỏe chứ hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như “thuốc tiên” như lời đồn thổi.
• Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.
Nếu chế biến yến sào theo cách khác, bạn sẽ khó mà điều chỉnh nhiệt độ. Nhiệt độ cao có thể phá hủy tác dụng của yến sào. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng yến sào như một nguyên liệu của món ăn, bạn vẫn nên chưng cách thủy trước khi cho vào món ăn đã hoàn thành.
(*) Chất dinh dưỡng vi lượng: Vitamin và chất khoáng vi lượng. Chất dinh dưỡng vi lượng là những chất mà nhu cầu cho cơ thể hàng ngày rất ít, tính bằng miligam hoặc nhỏ hơn.