Hạt quả óc chó là một trong những thực phẩm cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời và được mọi người yêu thích bởi vừa ngon mà vừa bổ dưỡng, đem đến nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Vậy thì khi ép thành dầu thì sao, liệu loại hạt này còn có tác dụng gì khác?
Hãy cùng HSSK khám phá các thông tin thú vị về dầu óc chó qua bài viết sau nhé.
Sơ lược về dầu óc chó
Dầu óc chó có nguồn gốc từ hạt quả óc chó, được biết đến với tên khoa học là juglans regia. Dầu này thường đến tay người dùng dưới dạng ép lạnh hoặc tinh chế và được biết đến như một trong những loại dầu tự nhiên đắt tiền trên thị trường.
Hiện nay, loại dầu này ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trong nhiều căn bếp gia đình.
Theo các chuyên gia, cả hai loại dầu óc chó đều chứa chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa, đặc biệt là axit linoleic, gamma-linolenic và oleic.
Chúng cũng hoạt động như các chất chống oxy hóa, các hợp chất chống viêm và được xem như các chất béo tốt do chuyển đổi năng lượng nhanh chóng kèm theo các tác dụng có lợi.
Lợi ích của dầu óc chó
Một số lợi ích tích cực mà loại dầu này mang đến cho sức khỏe người dùng gồm:
1. Chống lại nhiễm trùng nấm
Dầu ép lạnh từ hạt quả óc chó có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm nấm, chẳng hạn như candida, nấm da đùi và nấm nông ở chân bằng cách bôi lên khu vực da bị ảnh hưởng hoặc trộn cùng các nguyên liệu kháng nấm tự nhiên khác, ví dụ như tỏi.
Các bệnh nhiễm trùng da cũng có thể được giảm nhẹ thông qua việc thêm một vài giọt tinh dầu tràm trà vào dầu óc chó rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng da đang bị nhiễm trùng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, nên áp dụng biện pháp này thường xuyên.
2. Dầu óc chó dưỡng da
Dầu óc chó có 3 đặc tính quan trọng giúp bảo vệ da: Các thành phần kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm.
Chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm sự xuất hiện của khóe cười, vết chân chim, nếp nhăn trên da, từ đó giúp bạn trông trẻ hơn. Các thành phần kháng khuẩn có thể giúp bảo vệ chống lại mầm bệnh.
Cuối cùng, thành phần hợp chất chống viêm của dầu giúp làm dịu các tình trạng da mạn tính như bệnh chàm và bệnh vảy nến cũng như các trường hợp viêm cấp tính hoặc phản ứng dị ứng.
3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Dầu óc chó chứa hơn 70% chất béo không bão hòa đa, cũng như một lượng đáng kể chất béo không bão hòa đơn. Bên cạnh đó, cholesterol ở mức gần như bằng không là yếu tố tuyệt vời nhằm cải thiện sức khỏe của tim bằng cách tăng lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng lắng đọng chất béo, tăng cường mức năng lượng và giảm huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
4. Đẩy lùi gàu, ngứa da đầu
Nếu bạn đang bị làm phiền bởi tình trạng gàu, hãy thử massgae da đầu bằng hỗn hợp dầu nền từ quả óc chó cùng tinh dầu sả chanh, tinh dầu cam hoặc hương thảo.
Đây sẽ là biện pháp cải thiện khá hữu hiệu, bạn sẽ vừa giữ ẩm cho da, vừa đẩy lùi bất kỳ dấu hiệu nào của gàu, ngăn chặn việc các vảy trắng khó coi xuất hiện trên quần áo hoặc tóc.
5. Kháng viêm
Khả năng chống viêm của loại dầu này hoạt động cả trong lẫn ngoài. Nếu bạn bôi trên da, dầu óc chó sẽ giúp giảm đau khớp và giảm nhức cơ bắp. Nhưng nếu được hấp thụ vào cơ thể, dầu cũng sẽ cải thiện chức năng mạch máu, hỗ trợ sức khỏe mạch.
6. Hỗ trợ kiểm soát tiểu đường
Nếu bạn đang tìm hiểu những biện pháp duy trì đường huyết ở mức ổn định thì dầu từ hạt óc chó có thể là một gợi ý vì dầu sẽ hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu và quá trình sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Yếu tố này giúp những người mắc bệnh tiểu đường có một cuộc sống bình thường và giảm nguy cơ bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Theo một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí International Journal of Endocrinology Metabolism, hấp thụ dầu óc chó hàng ngày (khoảng 15g và liên tục trong ba tháng) cho thấy có sự cải thiện mức đường huyết của các đối tượng mắc bệnh tiểu đường týp 2.
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Sức khỏe của hệ thống miễn dịch bắt đầu trên da, nhưng lại kết thúc bên trong đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sự gia tăng đáng kể các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn trong dầu óc chó có thể cải thiện chức năng hệ thống cơ quan này, giảm tải áp lực cho hệ thống miễn dịch để chúng tập trung vào các mối đe dọa cấp bách hơn.
8. Dầu óc chó giảm béo bụng
Khi thay thế dầu ăn thông thường bằng dầu ép từ hạt óc chó hoặc trộn chung với salad, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy no và hạn chế việc phải ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, dầu còn giúp cơ thể bạn chống lại cơn thèm chất béo.
Ngoài ra, loại dầu này còn sẽ đẩy lùi giúp chống lại chứng mất ngủ và đảm bảo bạn sẽ được ngon giấc do dầu chứa melatonin, hợp chất giúp giúp thúc đẩy, điều hòa giấc ngủ.
Tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng dầu chiết xuất từ hạt óc chó
Các tác dụng phụ của việc sử dụng dầu óc chó là khá ít, chúng chỉ bao gồm những vấn đề tiềm ẩn về dạ dày hoặc tim mạch. Đối với đại đa số mọi người, việc sử dụng loại dầu này là hoàn toàn an toàn nếu bạn chỉ giới hạn lượng dầu ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bạn sẽ gặp phải một số nguy cơ, chẳng hạn như:
1. Huyết áp
Nếu bạn bị hạ huyết áp, hãy tránh sử dụng loại dầu này bởi thành phần từ dầu sẽ tương tác với thuốc và giảm dược lực, từ đó ảnh hưởng xấu đến tim mạch hoặc quá trình điều trị bệnh.
2. Đường huyết
Tương tự như trên, dầu óc chó đôi khi trở thành thực phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hoặc khi vô tình kết hợp với loại thuốc nào đó thì việc sử dụng loại dầu này cũng khiến lượng đường trong máu giảm xuống đến mức đáng báo động.
3. Khó tiêu, đầy bụng
Việc hấp thụ dầu óc chó rất an toàn đối với sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, loại dầu này khá mạnh, nếu dạ dày hoạt động không ổn định thì khi bạn ăn loại dầu này có thể gây nên tình trạng khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc thậm chí nôn mửa.
Phương Uyên/