Rau càng cua - Thảo dược “vàng” cho sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@catebligh?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Cate Bligh</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Rau càng cua - Thảo dược “vàng” cho sức khỏe

Rau càng cua không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một dược liệu quý có thể giúp bạn chữa viêm họng, thiếu máu, thanh nhiệt, giải độc cơ thể và cả bệnh tiểu đường.

HSSK hi vọng bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại rau dân gian này.

Rau càng cua là gì?

Rau càng cua là một loài thảo mộc có rễ nông mọc quanh năm và thường có chiều cao 15−45 cm, có thân mọng nước, lá hình tim, hạt nhỏ dễ phát tán đi xa. Khi nghiền nát, rau có mùi như mù tạt. Rau càng cua thuộc họ hồ tiêu, họ cây có khoảng 12 chi với 3.000 chủng loại.

Thành phần dinh dưỡng

Về thành phần dinh dưỡng rau càng cua chủ yếu 92% nước, do đó ăn loại rau này rất mát, có tác dụng thanh nhiệt. 8% thành phần còn lại là các vitamin và khoáng chất. Trong 100g rau càng cua có 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, 5,2mg vitamin C. Ăn 100g rau càng cua nghĩa là cơ thể đã được cung cấp 24 calori.

7 công dụng của rau càng cua

Rau càng cua thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm…, chấm với nước cá kho hay thịt kho.

Ngoài ra loài cây này từ lâu đã được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân tộc. Không những vậy, loại rau này cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng nên có thể giúp bạn giảm cân. Tinh chất rau càng cua chứa các thành phần chống viêm, hóa học và giảm đau rất tốt trong chữa trị. Sau đây là một số lợi ích chữa bệnh hiệu quả của rau càng cua.

1. Chống viêm

Rau càng cua là một vị thuốc truyền thống dùng trong điều trị sốt, ho, cảm lạnh, đau đầu và viêm khớp. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ loại rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có sự hiện diện của chất prostaglandin tổng hợp. Một nghiên cứu khác trên thỏ cho thấy rau càng cua còn có tác dụng hạ sốt tương đương với thuốc aspirin.

2. Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu đã tiến hành tách các hợp chất từ rau càng cua và phát hiện rau có tác dụng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Điều này cho thấy tiềm năng của loại rau này trong việc điều chế các loại thuốc điều trị ung thư.

3. Chống oxy hóa

Rau càng cua còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

4. Kháng khuẩn

Các chất patuloside A và axanthone glycoside được tìm thấy trong rau càng cua có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng.

5. Ngừa viêm khớp

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ rau càng cua kết hợp với thuốc Ibuprofen có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của viêm khớp, đặc biệt là các triệu chứng có liên quan đến bệnh viêm khớp gối.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dịch chiết xuất từ loại rau này có khả năng tăng tốc độ chữa lành các chấn thương như gãy xương. (1)

6. Giảm nồng độ axit uric trong máu

Một thử nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau càng cua có thể kiềm hãm nồng độ cao của axit uric trong máu. Trong thí nghiệm trên, những con chuột được uống chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm 44% nồng độ axit uric trong máu. Kết quả này cho thấy nhiều hợp chất chiết xuất tự nhiên từ rau càng cua có thể dùng để thay thế cho thuốc allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric trong máu.

7. Ức chế chứng rối loạn cảm xúc

Trong một thử nghiệm ở Bangladesh, các nhà khoa học đã cho chuột dùng thuốc Nikethamide để kích thích sự phấn khích. Sau đó, chuột được cho dùng chiết xuất từ rau càng cua. Kết quả từ cuộc thử nghiệm này cho thấy loại chiết xuất này chứa một số hợp chất có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cảm xúc quá mức.

Lưu ý khi dùng rau càng cua

Loại rau này chống chỉ định sử dụng đối với người có phản ứng nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của rau. Hiện nay chưa có các dữ liệu lâm sàng đầy đủ chứng minh về các phản ứng đối với thai nhi và em bé nên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh ăn loại rau này.

Một vài nghiên cứu cho thấy loài cây này chứa chất tổng hợp prostaglandin, là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và nhận cảm đau, ngoài ra còn có các tác dụng sinh lý ở các mô riêng biệt, gây trở ngại cho thai nhi và em bé.

Rau càng cua khi ăn có mùi mù tạt và có thể gây ra các triệu chứng như hen suyễn đối với người nhạy cảm với thành phần của rau. Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm về độc tính của rau càng cua trên cơ thể người. Tuy nhiên, khi thí nghiệm trên động vật, việc dung nạp tinh chất dạng nước của rau càng cua trong 14 ngày cho thấy loại rau này không gây ra các phản ứng có hại cho động vật.

Một số món ngon từ rau càng cua

Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ loại rau này, không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn chứa khá ít calo, rất thích hợp để duy trì vóc dáng thon gọn cho bạn: Rau càng cua trộn thịt bò là món ăn nhìn rất tươi ngon, hương vị chua ngọt của rau xanh với thịt bò đậm đà dễ giúp bạn khai vị thật ngon miệng.

Ngoài ra, bạn còn có thể làm gỏi rau càng cua với thịt gà hay gỏi rau càng cua tôm, rau càng cua trộn trứng tùy theo sở thích.

Đơn giản hơn, trong bữa cơm hàng ngày, bạn có thể chế biến rau càng cua nấu canh với thịt băm giúp thanh nhiệt cơ thể.

Cách làm rau càng cua khá đơn giản, loại rau này lại mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, mong rằng bạn sẽ chế biến cho gia đình thật nhiều món ngon từ rau càng cua. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý những điều cần tránh khi sử dụng rau càng cua nhé!

Có thể bạn quan tâm

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày
Photo by Juan José Valencia Antía on Unsplash

Những vitamin thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể hằng ngày

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@jeremybishop?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Jeremy Bishop</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

9 loại vitamin tan trong nước bạn cần biết

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe
Photo by <a href='https://unsplash.com/@yannispap?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Yannis Papanastasopoulos</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

4 vitamin tan trong dầu giúp bạn bảo vệ sức khỏe

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh
Photo by <a href='https://unsplash.com/@chrishcush?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Christian Bowen</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

10 thực phẩm giàu vitamin B12 giúp bạn khỏe mạnh