Những tác dụng của khổ qua mà bạn chưa biết
Photo by <a href='https://unsplash.com/@mana5280?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>mana5280</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Những tác dụng của khổ qua mà bạn chưa biết

Nhiều người không thích ăn khổ qua vì sợ vị đắng của nó. Tuy nhiên, nếu biết được tác dụng của trái khổ qua thì chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại quả quen thuộc này.

Cùng tìm hiểu về công dụng của khổ qua cũng như các lưu ý khi sử dụng và chế biến loại thực phẩm này trong bài viết sau.

Khổ qua là trái gì?

Khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng, là loài cây leo được trồng ở các nước châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Cây khổ qua có lá xoăn, hoa màu vàng, trái chín có màu cam vàng, vị đắng. Trái chưa chín có màu xanh lá cây, hình dáng như quả dưa leo và bề mặt sần sùi. Thịt quả, lá, hạt, dầu hạt và rễ đều sử dụng được.

Tác dụng của trái khổ qua

Khổ qua được xem là thảo dược quý hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm:

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của trái khổ qua

Tiểu đường là bệnh lý làm tăng lượng đường trong máu do cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả. Trong khi đó, khổ qua lại chứa một số hợp chất có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose gồm polypeptide-p, vicine, momant và charantin (tất cả đều thuộc nhóm phân tử glycoside)

Mặc dù vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của khổ qua, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trái khổ qua có thể điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ổn định.

Để thêm trái khổ qua vào chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Cách 1: Cách dễ nhất là bạn dùng khổ qua để nấu các món chiên xào. Bạn thêm vài lát khổ qua vào các món rau ưa thích và nấu sơ ở nhiệt độ cao. Trái khổ qua có vị rất đắng và khá khó ăn. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc cho thêm các loại rau củ có vị ngọt như hành, bắp non hoặc ớt chuông xanh kết hợp cùng khổ qua để giảm vị đắng.
  • Cách 2: Bạn mua viên bổ sung tinh chất khổ qua tại các nhà thuốc hoặc cửa hàng thực phẩm sức khỏe. Bạn tìm loại viên nang 500mg và dùng 2 lần mỗi ngày cùng với bữa ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn in trên bao bì.

Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Vì vậy bạn cần đo lường và theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của mình mỗi ngày. Nếu bạn áp dụng đồng thời cả thuốc trị tiểu đường và ăn khổ qua, lượng đường huyết có thể giảm đến mức quá thấp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc tự nhiên nào để hỗ trợ điều trị bệnh.

Tác dụng của khổ qua trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác

Trái khổ qua được sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày, ruột bao gồm rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón và giun đường ruột. Bên cạnh đó, loại quả này cũng được sử dụng để điều trị cao huyết áp, hen suyễn, sỏi thận, sốt, bệnh vẩy nến và bệnh gan. Nó cũng được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng da nặng (như áp xe) và vết thương lâu ngày.

Mặc dù khổ qua mang đến lợi ích sức khỏe nhưng tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh.

Tác dụng của khổ qua đối với phái đẹp

Trái khổ qua là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang xây dựng chế độ ăn kiêng giảm cân. Loại thực phẩm này có hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể.

Ngoài ra, tác dụng của trái khổ qua với phụ nữ còn thể hiện trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt và tránh thai. Vào những năm 1980, hạt giống của cây này đã được nghiên cứu ở Trung Quốc để chứng minh nó có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên.

Đối tượng nên thận trọng khi ăn khổ qua

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bổ sung khổ qua vào chế độ ăn uống, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ăn ở lượng vừa phải, khoảng 62,2g (hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày. Ăn khổ qua quá nhiều gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây nên cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm này:

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên ăn khổ qua. Một số hóa chất chứa trong quả, nước ép và hạt giống khổ qua có thể kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, dẫn đến tình trạng chảy máu và gây ra sẩy thai.

>>>Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc có bầu ăn khổ qua được không?

[mc4wp_form id=”290304”]

Người thiếu hụt men G6PD

Những người bị thiếu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) có thể mắc chứng dị ứng đậu fava (đậu tằm) sau khi ăn hạt khổ qua. Một thành phần chứa trong hạt khổ qua có liên quan đến các hóa chất trong đậu fava (gây ra chứng thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau dạ dày và hôn mê ở một số người). Nếu bạn bị thiếu hụt men G6PD, hãy tránh ăn khổ qua nhé.

Trẻ nhỏ

Lớp thịt đỏ xung quanh hạt trái khổ qua mang độc tính gây hại đối với trẻ em. Do đó, bạn không nên cho bé ăn những trái khổ qua thịt đã ngả đỏ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của trái khổ qua. Bạn có thể thử tập ăn khổ qua với liều lượng vừa phải và nấu nhiều món đa dạng như khổ qua xào trứng, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua kho nấm… Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng nếu thuộc nhóm đối tượng trẻ em, người bệnh, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nhé.

Có thể bạn quan tâm

Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@tormius?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Tormius</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?
Photo by <a href='https://unsplash.com/@cdc?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>CDC</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?

Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng
Photo by <a href='https://unsplash.com/@wolfgang_hasselmann?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Wolfgang Hasselmann</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua
Photo by <a href='https://unsplash.com/@isra_eh?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Isra E</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

Lợi ích của đậu đỏ khiến bạn phải ngạc nhiên
Photo by <a href='https://unsplash.com/@massimovirgilio?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Massimo Virgilio</a> on <a href='https://unsplash.com/?utm_source=OCA_Images&utm_medium=referral'>Unsplash</a>

Lợi ích của đậu đỏ khiến bạn phải ngạc nhiên