Vậy nên hãy đảm bảo mình thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra lượng kali trong cơ thể nhé. Sau đây là các dấu hiệu mà cơ thể báo cho bạn về tình trạng thiếu kali của chính mình.
1. Liên tục cảm thấy mệt mỏi
Mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần một lượng kali mới có thể hoạt động. Khi thiếu kali, chúng sẽ không thể hoạt động bình tường và dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nếu bạn thương xuyên cảm thấy đuối sức sau khi tập thể dục, hãy thử kiểm tra lượng kali của mình xem sao.
2. Bị cao huyết áp
Kali giúp giãn các mạch máu, vậy nên khi thiếu chất này, huyết áp của bạn sẽ tăng cao.
3. Bạn ăn chủ yếu toàn thực phẩm chế biến sẵn
Việc ăn toàn các thực phẩm chế biến sẵn sẽ khiến cơ thể liên tục rơi vào tình trạng thiếu kali bởi lượng natri khổng lồ chứa trong loại thực phẩm này. Hãy ăn ít các thực phẩm chế biến sẵn lại, nếu bạn không muốn mình phải chịu những hậu quả mà thiếu kali mang lại.
4. Cảm thấy yếu cơ hoặc bị chuột rút
Kali đóng vai trò quan trọng trong việc làm mượt các chuyển động của cơ, vậy nên khi lượng kali trong cơ thể sụt giảm, bạn sẽ rơi vào tình trạng bị yếu cơ, đau cơ hoặc chuột rút.
5. Tim bạn ngưng đập một nhịp
Việc tim bạn đột ngột ngừng đập hoặc nhịp tim tăng lên không rõ nguyên nhân là một tình trạng vô cùng nghiêm trọng. Rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng trên, bao gồm cả việc thiếu kali.
6. Cảm thấy muốn ngất hoặc chóng mặt
Tụt giảm kali có thể làm tim bạn đập chậm tới nỗi bạn tưởng mình sắp ngất đi. Nếu bạn rơi vào tình trạng trên, hãy nhanh chóng đi bác sĩ để được khám và chữa trị kịp thời.
7. Táo bón
Nghe có vẻ bệnh táo bón không liên quan tới việc thiếu kali, nhưng thực tế là lượng kali trong cơ thể thấp cũng có thể dẫn tới táo bón. Nguyên nhân là bởi hệ tiêu hóa của bạn không còn hoạt động hiệu quả khi thiếu đi chất dinh dưỡng quan trọng trên.
8. Cảm giác bị tê cứng
Kali đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh, vậy nên khi lượng kali sụt giảm, bạn có thể sẽ phải chịu cảm giác tê cứng khó chịu.
Khi thiếu kali trong máu, bạn dễ bị cao huyết áp, táo bón thường xuyên, tê người, rối loạn nhịp tim, chuột rút… Việc nhận biết cơ thể có bị thiếu kali hay không rất quan trọng để bạn tìm cách bổ sung đúng liều lượng.
Bạn có thể quan tâm đến đề tài:
- Nên ăn gì khi bị thiếu máu do thiếu chất sắt
- Lời khuyên ăn uống lành mạnh cho tim
- 10 bí quyết xây dựng bữa ăn lành mạnh